Xuất khẩu hồ tiêu “Chất lượng quan trọng hơn số lượng”
Hồ tiêu là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 10 năm 2017 nước ta xuất khẩu 11.030 tấn hồ tiêu. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại giảm 14,04 triệu USD. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành hồ tiêu Việt Nam. Đã đến lúc cần thay đổi không còn chạy theo số lượng mà quan trọng hơn hết là nâng cao chất lượng của sản phẩm từ đó nâng cao giá trị thương hiệ hồ tiêu Việt Nam.
Ngành Hồ tiêu chao đảo
Năm 2017 là một năm đầy sóng gió của người dân trồng tiêu ở nước ta. Tình trạng sâu bệnh hại trên cây tiêu bùng phát, hồ tiêu chết hàng loạt trên diện rộng, Chưa kể giá hồ tiêu trong nước liên tục giảm mạnh, trong nhiều tháng liên tiếp liên tục giữ ở mức thấp từ 75.000 – 77.000đồng/kg. Người trông tiêu lâm vào cảnh khó khăn, nhiều người lâm vào cảnh nợ nần vì hồ tiêu.
Thị trường nội địa lao đao, thị trường quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn. Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu xuất khẩu trong tháng 9/2017 giảm 33,15% tức giảm 6.690 tấn so với hồi tháng 8. Qua tháng 10 sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục giảm 592 tấn nhưng giá trị xuất khẩu giảm tới 14,04 triệu USD. Ngoài ra hồ tiêu Việt nam cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các thị trường Brazil.
Theo các chuyên gia nhận xét thì hồ tiêu Brazil không cay và thơm bằng hồ tiêu Việt Nam, nhưng lại được các nước nhập khẩu vì chất lượng tiêu Brazil cao hơn của Việt Nam, dư lượng thuốc BVTV trong hồ tiêu Brazil luôn ở mức thấp nên rất được lòng các nhà nhập khẩu hồ tiêu.
Hồ tiêu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
“Chất lượng quan trọng hơn số lượng”
Tuy tình hình hồ tiêu năm nay diễn biến phức tạp nhưng sản lượng hồ tiêu của nước ta vẫn đạt mức kỷ lục hơn 200.000 tấn và được dự báo tiếp tục tăng trong năm 2018. Sản lượng hồ tiêu trong nước tăng đột bến mất kiểm soát, kèm theo sự phát triển của các thị trường hồ tiêu khác: Ấn Độ, Brazil, Campuchia…sẽ khiến thị trường hồ tiêu nước ta khó cạnh tranh hơn. Điều đó có nghĩa là giá hồ tiêu trong năm 2018 được dự đoán sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm 2017 nước ta đã xuất khẩu 192,240 tấn hồ tiêu, so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng về lượng nhưng lại giảm mạnh về giá trị (giảm 21,9%). Điều này đã chứng tỏ nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới đang đi về chất lượng thay vì số lượng. Người tiêu dùng bắt đầu chăm sóc sức khoẻ tốt hơn chính vì thế học quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của sản phẩm, các số liệu về hoá chất, quy trình sản xất, chế biến của sản phẩm cũng như tồn dư hoá chất có trong sản phẩm…
Đây chính là vấn đề lớn nhất mà hồ tiêu Việt Nam đang vấp phải, chất lượng hồ tiêu của nước ta luôn bị đánh giá thấp về mặt chất lượng do người trồng tiêu lạm dụng các loại thuốc BVTV trong quá trình canh tác. Khiến tồn dư hoá chất trong nông sản luôn ở mức cao, không đáo ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu.
Cần phải nâng cao chất lượng từ đó nâng cao giá trị, thương hiệu của hồ tiêu Việt Nam để mở ra nhiều cơ hội mới cho thị trường Việt nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Muốn làm được điều này thì việc quan trọng và cấp thiết nhất là cần thay đổi lối mòn trong canh tác hồ tiêu của người nông dân. Cần loại bỏ thuốc BVTV trong canh tác. Phát triển các quy trình canh tác sạch, canh tác hữu cơ tạo thói quen canh tác an toàn cho người nông dân.
Thay đổi, cần phải thay đổi. Ngành hồ tiêu Việt Nam đã đến lúc phải đi một con đường mới, tuy còn nhiều khó khăn nhưng đó là giải pháp hữu hiệu nhất để nhàng hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững.