Hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ( thuốc trừ sâu) ngày càng tăng cao theo cấp số nhân. Công dụng và những tác hại của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghệp đã được thực tế chứng minh, ngoài những công dụng hạn chế tối đa sâu bệnh hại thì thuốc BVTV đang là mối nguy hại lớn cho môi trường sinh thái, sức khỏe con người.
Đặc biệt hằng năm nước ta có hàng trăm ca nhập viện do ngộ độc thuốc BVTV và con số này ngày càng tăng cao theo các năm.
Trong 3 tháng đầu năm 2017, trong báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy trong 3 tháng đầu năm 2017 Việt Nam nhập khẩu 183,5 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu, tăng 7,6% với cùng thời điểm của năm 2016. Như vậy mỗi tháng nước ta chi ra hơn 60,5 triệu USD để nhập khẩu thuốc BVTV.
Biểu đồ lượng thuốc BVTV được Việt Nam nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2017 Nguồn:tuoitre.vn
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật năm 2017, hiện tại nước ta có hơn 1.750 hoạt chất thuốc BVTV và hơn 4.000 sản phẩm, trong đó có hơn 2,100 sản phẩm được bày bán trên thị trường.
Chính sự phát triển tràn làn, không kiểm soát của các loại thuốc BVTV trong nhiều năm qua là nguyên nhân chính gây nên hàngtrăm vụ ngộ độc thuốc BVTV cho người sử dụng và người tiêu dùng.
Trong 2 năm 1980 - 1982, theo báo cáo chính thức từ một số bệnh viện lớn, trên cả nước có hơn 940 vụ ngộ độc thuốc BVTV, trong đó có hơn 84 ca tử vong (chưa kể các nguồn thống kê chưa chính thức hoặc chưa báo cáo).
Trong đó bệnh viện Chợ rẫy (354 ca ngộ độc, 35 ca tử vong), bệnh viện Bạch Mai (183 ca ngộ độc, 39 ca tử vong), bênh viện Hậu Giang ( 220 ca ngộ độc)….Tại bệnh viện Hậu Giang trong năm 1987 đã tiếp nhận hơn 174 ca ngộ độc trong đó có hơn 21 ca tử vong.
Đầu năm 2017, cả nước tiếp tục ghi nhận các vụ ngộ độc thuốc BVTV cấp tính, ngày 27/2, nhiều học sinh trường Trung học cơ sở Long Hòa ( Trà Vinh) phải nhập viện do hít phải hơi thuốc diệt cỏ khi đang ngồi trong lớp.
Ngày 10/4, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 8 trường hợp nhập viện do ngộ độc thuốc BVTV do sử dụng nước từ khe suối gần nhà để sinh hoạt. Chưa hết, tại tỉnh Sơn La, ngày 21/8 bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã tiếp nhận 13 trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu do sử dụng nguồn nước tại mỏ nước gần nhà…..
Không chỉ những người tiếp xúc trực tiếp hay gian tiếp có thể dễ dàng bị ngộ độc thuốc BVTV, thuốc có thể gây ngộ độc qua đường miệng, đường hô hâp hay tiếp xúc qua da. Ngộ độc thuốc BVTV nếu không được xử lý kịp thời có có thể khiến người ngộ độc bị tử vong.
Các bệnh nhân bị ngộ độc hóa chất có trong thuốc BVTV đang điều trị tại Bệnh viện Nguồn:suckhoedoisong.vn
Một số biểu hiện của người bị ngộ độc thuốc thuốc BVTV: đau đầu, chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường, … Nếu thuốc dính trực tiếp lên da thường có biểu hiện: da bị kích ứng, mẩn đỏ, cảm giác như bị bỏng rát, da chuyển màu xanh tái, đổ mồ hôi.
Thông thường người hít phải thuốc BVTV thường có cảm giác khó thở, ho, tức ngực…mộ sô trường hợp nặng sẽ lên cơn co giật, rối loạn tâm thần, líu lưỡi, mê sảng, ngất xỉu…. nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫ đến tử vong. Khi có các biểu hiện ngộ độc thuốc BVTV cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, không tự xử lý tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc.
Ngộ độc thuốc BVTV có thể hoàn toàn phòng tránh được, một số lưu ý để tránh ngộ độc thuốc BVTV, nhà nông khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động tối thiểu: mang áo, quần tay dài, đeo khẩu trang, mang ủng, giày nhựa, đeo bao tay...
Nên lựa chọn các loại thuốc có độc tố thấp, không phun thuốc khi trời nắng gắt, gió to, nên phun theo hướng gió. Khi đang phun thuốc không nên ăn uống, không dùng tay sờ lên các bộ phận khác của cơ thể đặc biệt là miệng, mắt. Cần kiểm tra dụng cụn phun thuốc, thực hiện đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
Khi phun thuốc xong cần tắm rửa sạch sẽ, áo quần và dụng cụ bảo hộ dính thuốc cần được xử lý riêng. Vỏ bao, chai thuốc cần được thu gom và xử lý đúng quy đinh, tránh vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Để hạn chế tối đa việc ngộ độc thuốc BVTV, về lâu dài nhà nông cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác, áp dụng các quy trình canh tác hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho con người, tiến đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.