Hàng loạt các lô nông sản xuất đi nước ngoài bị trả về, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một câu hỏi được đặt ra lúc này là hàng nông sản bị trả về sẽ đi đâu và được xử lý như thế nào?
Nông sản Việt Nam xuất đi Mỹ bị trả về do không đảm bảo chất lượng. Hàng nông sản bị trả về đã trở thành một điệp khúc quen thuộc. Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến các lô nông sản: gạo, cà phê, tiêu….bị trả về nước là do trong quá trình sản xuất không áp dụng đúng quy trình canh tác an toàn, thời gian cách ly nông sản chưa đảm bảo, tồn dư thuốc bảo bệ thực vật, hóa chất trong nông sản.
Hàng năm nước ta chi hàng trăm triệu USD để nhập khẩu các loại thuốc BVTV, hóa chất phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến nông sản. Do vệc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp còn lỏng lẻo nhiều bất cập. Vì thế người dân cứ “ thoải mái” sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất để canh tác. Đơn cử quá trình của hạt gạo đến được mâm cơm của mỗi gia đình là quá trình “ tắm” trong hóa chất.
Từ khâu làm đất đến khi thu hoạch, chế biến, bảo quản nhà nông, doanh nghiệp liên tục sử dụng các hóa chất để tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh, để hạt gạo được thơm, ngon. Từ chất kích thích tăng trưởng, thuốc diệt diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc chống nấm mốc, thuốc trị mối mọt, thuốc tạo màu, tạo mùi….được doanh nghiệp, nhà nông sử dụng trà lan, mất kiểm soát.
Chất lượng nông sản thấp chính vì thế nên nông sản Việt Nam chỉ có thể xuất sáng các thị trường dễ tính như Trung Quốc, còn đối với các thị trường lớn EU, Nhật Bản, Mỹ… thì hàng nông sản Việt Nam chưa đủ sức để cạnh tranh.
Rất nhiều lô hàng xuất khẩu gạo bị trả về vì không đạt chỉ tiêu về an toàn thực phẩm Nguồn:dantri.com.vn
Hàng nông sản liên tục bị trả về do không đảm bảo chất lượng, vậy những lô hàng đó sẽ được xử lý như thế nào? Thông thường các nông sản xuất khẩu nếu không đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp sẽ phải tiến hành tiêu hủy hoặc xuất sang thị trường mới.
Một số hóa chất khi sử dụng trong quá trình canh tác chế biến nông sản có thể bị cấm ở nước này, nhưng vẫn được phép sử dụng ở nước khác nên một số lô hàng của Việt Nam bị trả về doanh nghiệp tiếp tục tìm cách để tiêu thụ ở một số thị trường dễ tính hơn. Còn việc tiêu hủy nông sản là rất khó khăn, tốn kém khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Chính vì thế, bằng mọi cách doanh nghiệp sẽ tuồn lượng hàng đó về để phục tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Chỉ vì lợi nhuận mà người Việt đang đầu độc chính mình. Sản phẩm bị nước khác trả về nhưng lại được đưa lên mâm cơm của mỗi gia đình Viêt mà người tiêu dùng không hề hay biết vì trên thực tế bằng mắt thường người tiêu dùng không thể nào phân biệt được đâu là sản phẩm tồn dư hóa chất, thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng.
Đã đến lúc nền nông nghiệp Việt Nam cần thay đổi tập quán canh tác để nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Việt, để từ đó phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam, giúp nông sản Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nhà nông cần có những hướng đi đúng đắn như sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ,vừa đảm bảo sản xuất nông sản sạch cho tiêu dùng trong nước,vừa đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu những thị trường khó tính nhất. Doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy trình chế biến, đóng gói sản phẩm.
Nhà nước cần có các chính sách quản lý, hỗ trợ nhà nông và doanh nghiệp để có thể sản xuất nông sản đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính.Cần quy hạch lại vùng sản xuất, có sự phối hợp quản lý, kiểm tra chặt chẽ thống nhất từ khâu canh tác đến chế biến, đóng gói sản phẩm. Doanh nghiệp, nhà nước, nhà nông cần có sự phối hợp chặt chẽ cùng nâng cao chất lượng nông sản.