Trong những ngày qua báo chí đồng loạt đưa tin: Thanh long chính vụ đang rớt giá thê thảm, nhiều loại được đầu mối thu mua tại vườn với mức giá 200-300 đồng/kg. Trong khi đó, cũng ngay tại thị trường này giá bán trung bình là 25.000 đồng/kg. Vậy đâu là nguyên nhân đến sự bất thường này?
THANH LONG ĐỔ ĐỐNG LỀ ĐƯỜNG GIÁ 10.000 ĐỒNG/3KG
Cụ thể, trang http://news.zing.vn dẫn chứng: Bà Lê Thị Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH XNK Thanh long Ngọc Hà, cho biết, mỗi ngày doanh nghiệp này thu mua khoảng 100 tấn thanh long tại khu vực Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Trong đó, khoảng 5 tấn vận chuyển vào thị trường TP HCM, còn lại xuất khẩu và tiêu thụ tại những thị trường khác…
“Khi vào đến TP HCM, thanh long đổ đống “giá rẻ bất ngờ” là hợp lý. Mỗi ký thanh long chịu 1.000 đồng tiền nhân công thu hoạch và vận chuyển, nhưng bán ra bằng giá này vẫn rất khó”, bà Ngọc cho biết.
Ông Hùng, chủ nhà vườn tại huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, tình hình trồng thanh long trước đây khả quan hơn nhiều, vừa được mùa được giá. Nhưng 2 năm trở lại đây, nông dân khóc dở mếu dở vì giá rẻ nhưng không bỏ được.
Thanh long đẹp, bán giá sỉ chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg, số lượng hàng xuất khẩu với giá khoảng 6.000 đồng/kg rất ít. Thanh long bị nấm hoặc hư hỏng một phần chuyển vào TP HCM bán đổ đống ngoài đường với giá 10.000 đồng cho 3 kg.
TIỀN NÀO CỦA ĐÓ
Cũng theo http://news.zing.vn, trên nhiều tuyến đường lớn ở TP. Hồ Chí Minh xuất hiện rất nhiều sạp bày bán thanh long với mức giá phổ biến cao nhất là 25.000 đồng cho 3 kg loại tươi xanh và 10.000 đồng cho 3 kg loại hàng để nhiều ngày, hư hỏng.
Tại một số hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi, giá thanh long chênh lệch khá cao so với hàng lề đường. Cụ thể, tại hệ thống siêu thị Big C, thanh long không được bày lên kệ mà chỉ để trong sọt với số lượng rất ít, đồng giá 16.500 đồng/kg cho loại nhỏ.
Tương tự tại chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food, thanh long Phan Thiết loại 1 giá 25.500 đồng/kg.
GIÁ THANH LONG PHẢN ẢNH ĐÚNG QUY LUẬT THỊ TRƯỜNG
Trước những chênh lệch bất hợp lý về giá của thị trường thanh long, chúng tôi đã ra tỉnh Bình Thuận – nơi được coi là vựa thanh long của Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề. Và kết quả mà chúng tôi thu được là giá của thanh long trên thị trường nội địa đang tuân thủ đúng quy luật thị trường.
Tại những vườn thanh long không nhiễm bệnh, giá bán giao động ở mức 8.000- 10.000 đồng/kg được thương lái mua tại vườn.
Giá bán thanh long phản ảnh đúng chân thực chất giá trị của nó. “Của rẻ là của ôi” loại thanh long có giá bán 200-300 đồng /kg phân lớn là những trái bị nhiễm nấm trắng (nấm tắc kè) được hái từ những vườn cây nhiễm bệnh tắc kè.
(ảnh trái thanh long nhiễm bệnh có gió thanh long đằng sau. )
Loại thanh long nhiễm bệnh này được thương lái gọi là “thanh long ghẻ” bởi vỏ thanh long nổi mẫn sần sùi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu cho về sức khỏe cho người sản xuất lẫn người sử dụng. Vì vậy, những loại thanh long này không được thương lái thu mua để đem ra thị trường. Sở dĩ xuất hiện thanh long giá 10.000 đồng/3kg là do một số người dân tận thu để bán cho người buôn bán trái cây vỉa hè với giá bán 2-300 đồng/kg.
VÌ ĐÂU NÊN NỖI
Theo nhận xét chung của người trồng thanh long tại tỉnh Bình Thuận “Chung quy lại cũng chỉ bệnh nấm tắc kè mà ra”. Bệnh tắc kè trên cây thanh long hay còn gọi là bệnh nấm trắng.
Khi mới xuất hiện, triệu chứng ban đầu là các vết lõm màu trắng, sau đó, vết bệnh nổi lên thành những vét loét tròn có màu nâu gây ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng của cây, năng suất và chất lượng của trái.
Bệnh thường gây hại trên bẹ non, nụ bông , trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.
Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, bệnh tắc kè do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bệnh tấn công chủ yếu vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30oC. Ẩm độ càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan mạnh, bệnh lây theo gió và nguồn nước nhiễm bệnh.
Nấm tắc kè gây hại nặng ở những vườn sử dụng nhiều đạm hay bón phân chuồn chưa ủ hoai, sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng hay vườn bón thiếu trung vi lượng đều có tỷ lệ bệnh cao hơn bình thường.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
Vệ sinh sạch cỏ dại, tiến hành tỉa cành cho vườn thông thoáng, sạch sẽ. Thường xuyên kiểm tra vườn tránh hiện tượng ngập úng và ẩm độ trong vườn úa cao. Cắt, tỉa những cành bị sâu bệnh, thu gom xử lý ra xa khỏi vườn.
Tránh bón thừa phân đạm và sử dụng nhiều thuốc kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh. Hiện nay vẫn chưa có sản phẩm thuốc BVTV đặc trị, do đó nên chú trọng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong quá trình canh tác.
Để khắc phục triệt để tình trạng nấm tắc kè, bà con cần phải bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 để cung cấp hệ thống vi sinh vật trong đất, cải tạo đất trồng thông thoáng. Phân bón hữu cơ tạo điều kiện tối ưu giúp thanh long ra nhiều rễ, bộ rễ khỏe giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh.
Mỗi lần bón 1,5 - 2 kg OBI-Ong Biển 3 cho mỗi gốc, mỗi lần bón chú ý tưới đẫm nước để tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trước khi bón phải tham khảo quy trình bón phân OBI-Ong Biển trên cây thanh long của Nhà máy sản xuất phân bón OBI- Ong Biển.
Phân hữu cơ cao cấp OBI – ONG BIỂN là sản phẩm đột phá trong công nghệ sản xuất phân hữu cơ. Đây là sản phẩm do ông Trần Ngọc Nam, TGĐ Công ty TNHH sản xuất-Thương mại Đại Nam sau 20 năm miệt mài nghiên cứu tối ưu hóa mọi giải pháp về cây trồng và đưa ra cách sử dụng rất đơn giản: chỉ bón phân và tưới nước.