Khi cơn lốc dịch bệnh làm tiêu chết hàng loạt tràn qua Tây Nguyên trong năm những tháng đầu năm 2018 đã gây nên thảm họa: Không ít hộ giàu đổ nợ, phá sản, phải bán đất, bán nhà đi làm thuê; nhiều hộ phải trốn nợ bỏ xử đi nơi khác…
Trong khi đó, vườn Tiêu 3.000 trụ của gia đình ông Nguyễn Văn Cửu, làng Đê Đoa, xã Đắk Somi, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, vẫn cho năng suất cao và không chết 1 trụ nào. Ông Cửu trở thành thần tượng giành sự sống cho vườn tiêu thoát khỏi “Lưỡi hái tử thần”, được nhà nông ngưỡng mộ.
Theo câu chuyện tự kể của vợ chồng ông Cửu, họ giành lại được sự sống cho vườn Tiêu, chẳng có gì đặc biệt mà rất đơn giản. “Tất cả đều từ thực hiện theo công nghệ Ong Biển: Làm bồn, bón phân - tưới nước, giữ độ ẩm và chăm sóc định kỳ cho cây tiêu, đúng kỹ thuật của Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển”- ông Cửu chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Cửu bên vườn tiêu gần 3000 trụ xanh tốt của gia đình
Để minh chứng cho những gì mình vừa nói, vợ chồng ông Cửu vừa đưa chúng tôi vào tận vườn tiêu xum xuê có 2.700 trụ tiêu 2 đến 4 năm tuổi. Mỗi trụ cao 4,5 m, tán lá phủ rộng phải ba người ôm.
Theo ước tính của ông Cửu, 2.700 trụ tiêu của gia đình năm nay (2018) sẽ đạt khoảng 13 tấn hạt. Bên cạnh vườn tiêu đang giai đoạn kinh doanh, vợ chồng ông cũng trồng mới 300 trụ tiêu hơn 1 năm tuổi nhưng cũng đã vươn cao gần 2m. Đặc biệt, vườn cà phê 8.000 cây, 9 năm tuổi của vợ chồng ông, sản lượng năm 2017 đạt 35 tấn, năm nay trái sum xuê hơn, ước tính đạt 42 tấn. “Tất cả tiêu và cà phê đều được bón phân hữu OBI- Ong Biển”- ông Cửu khẳng định.
Ngồi trong vườn tiêu gia đình, ông Cửu cầm cành cây khô vẽ lên mặt đất làm phép tính nhanh với hơn 13 tấn tiêu (nếu tính giá giá 50 triệu đồng/tấn) gia đình ông vẫn đạt 650 triệu đồng. Doanh thu từ 42 tấn Cà phê theo giá 37 triệu đồng/ 1 tấn như năm 2017 vẫn đạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Tổng doanh thu cả tiêu, cà phê ước đạt hơn 2 tỷ đồng.
Tâm sự với chúng tôi, ông Cửu cho biết thực tế tiêu chết trắng ở Tây Nguyên đã chứng minh, chỉ vì dùng nhầm phân bón mà phá sản, mất nhà cửa. Đúng như kinh nghiệm của ông bà ta “Trật con toán, bán con trâu”, vậy nên chọn đúng phân bón rất quan trọng.
Theo ông Cửu, nếu sử dụng phân bón khác và áp dụng quy trình như những hộ dân khác thì diện tích tiêu của ông đã bị xóa số. Số tiền phục hồi 1 ha sẽ mất 500 triệu, nhà ông có 3 ha thì việckhôi phục lại sẽ mất 1,5 tỷ. Theo đó, để có vườn tiêu lại cũng mất 3 năm trong khi một năm gia đình ông đang thu hoạch trên dưới 600 triệu, thì 3 năm sẽ phải mất gần 2 tỷ đồng.
Ông Cửu cùng vợ chăm sóc vườn tiêu chuẩn bị cho thu hoạch
Trong câu chuyện, ông Cửu kể tiêu chết hàng loạt, gây hoang mang cao độ cả vùng Cao nguyên. Ban đầu tiêu héo đen từ trên ngọn nhưng sau 2 đến 3 ngày héo toàn bộ từ trên xuống dưới, trơ trụ ra luôn. Và chỉ trong thời gian ngắn cả vườn tiêu chỉ còn trơ lại trụ tiêu.
Theo thống kê của ông Cửu, xung quanh vườn tôi có nhà chết đến 60%. Cũng có những nhà chết trắng và không biết họ đã chuyển đi đâu. Vẫn nhịp độ câu chuyện từ từ, giọng ông ấm áp. Ông nói từng chữ, từng câu: “Công nghệ Ong Biển đã thực sự giúp vợ chồng tôi và nhiều bà con nông dân thoát được cảnh tái nghèo, cái ơn này chúng tôi thật khó quên”.
Đến hôm nay, sau chuyến công tác về lại với mảnh đất Bà Rịa Vũng Tàu, chúng tôi vẫn không quên được thảm họa tiêu chết tại các tỉnh Tây Nguyên. Với hình ảnh những trụ tiêu xám đen, những nhánh tiêu chết khô, như cảnh tượng những cánh rừng Trường Sơn bị sự tàn phá, hủy diệt của chất độc da cam năm xưa thật hãi hùng.
Đồng thời, chuyến đi cũng mang theo những hình ảnh đẹp, hoành tráng, không thể quên về những vườn tiêu vượt qua “cơn đại hồng thủy”, vươn lên xanh ngắt giữa đất rừng Tây Nguyên. Những vườn Tiêu có những trụ sừng sững vươn cao, phải 3 đến 4 người ôm mới hết vòng. Mà chủ nhân của nó là chân dung những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Những hộ nông dân như vợ chồng ông Nguyễn văn Cửu, làng Đê Đoa, xã Đak Somi, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, họ là những bông hoa giữa đời thường tỏa sáng giữa vùng đất núi rừng Tây Nguyên.