Từ năm 2016 đến nay, giá Hồ Tiêu tụt dốc sâu đến đỉnh điểm. Những trận “bão giá” làm nhiều chủ vườn Tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông nam bộ lao đao, phải đem“sổ đỏ bỏ ngân hàng”. Lý do, vì giá Hồ Tiêu thấp, người trồng Tiêu cụt vốn không đủ sức để “gượng dậy”, giữ vườn Tiêu.
Thế nhưng, ở đường 72 xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, 9 năm qua vợ chồng hộ nông dân Văn Tiến Binh, vẫn bình thản vô tư, trồng và khai thác 800 nọc Tiêu phát triển bền vững.
Trao đổi cùng chúng tôi, anh Binh cho biết: Chặng đường sóng gió để quyết tâm giữ vững vườn Tiêu lo đủ 5 miệng ăn trong gia đình và lo cho 2 con học Đại học chẳng dễ một chút nào.
Theo câu chuyện anh kể, khó khăn nhất của gia đình là 3 năm đầu từ 2010 đến 2012, giai đoạn này Tiêu mới trồng chưa có trái, khi đó phải đầu tư vốn nhiều, theo phương pháp canh tác cũ, phòng chống sâu bệnh hại thường xuyên.
Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì quá nhiều loại, sử dụng hết loại này đến loại khác nhưng vườn Tiêu vẫn bị bệnh, chậm phát triển. Hai vợ chồng suốt ngày kiếm tiền hết lo cái ăn, cái mặc, đến lo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trị bệnh cho cây, quá chật vật.
Với đồng tiền ít ỏi vay mượn được cầm trong tay, nhiều khi hai vợ chồng không biết sử dụng việc nào trước, nộp tiền học cho con hay lo cho vườn Tiêu. Cứ thế khó khăn, lại chồng chất khó khăn. Đã khổ về vốn đầu tư lại nghe thông tin báo Đài có nhiều nơi nông dân đã chặt Tiêu chuyển đổi cây trồng khác, làm tinh thần hai vợ chồng thêm nao núng.
Vợ chồng nông dân Văn Tiến Binh cùng nhân viên Công ty phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển
Có lúc, lúng túng, nghĩ quẩn, hai vợ chồng anh Binh định phá bỏ vườn Tiêu, trở lại nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm và chăn nuôi nhỏ để có vốn xoay vòng đồng tiền nhanh hơn, đỡ vất vả.
Đúng thời khắc đó, một may mắn bất ngờ, là năm 2013 anh Binh tiếp cận được dòng phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển, sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao.
Đây là dấu ấn giúp gia đình anh Binh giải được “bài toán khó” về định hướng phát triển cây Hồ Tiêu bền vững, lại ít tốn kém thời gian, tiền vốn.
Với công nghệ Ong Biển, chỉ đơn giản là vun bồn và“bón phân, tưới nước” đúng quy cách, cây sinh trưởng tốt, không phải phun xịt thuốc BVTV, thuốc trừ sâu. Qua đó gia đình anh Binh không còn phải lo toan tính toán, loay hoay với hàng chục đầu việc và hàng trăm công thức, tên thuốc phải thực hiện như trước đây khi sử dụng bón phân hóa học, phân hữu cơ khác.
Vì phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển của công ty TNHH SX-TM Đại Nam, Bà rịa Vũng Tàu là loại phân có tác dụng 3 trong 1 vừa cải tạo đất, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cao cho cây và nâng cao năng xuất, chất lượng nông sản. Đặc biệt, Ong Biển hàng chất lượng cao, không có hàng giả vì Nhà máy cung cấp trực tiếp đến Đại lý và người tiêu dùng, không qua khâu trung gian khác.
Quá trình canh tác bằng phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển, bà con nông dân không phải sử dụng thêm bất kỳ một loại phân bón hóa học nào. Vì với các chủng men vi sinh đặc biệt có ở trong sản phẩm phân bón Ong Biển, bổ sung cho đất một lượng vi sinh vật cần thiết để cải tạo đất, phân giải các độc tố có ở trong đất, từ đó đất canh tác sẽ được phục hồi, vi sinh vật có hại cho cây không còn môi trường sinh sống.Vườn cây có hệ sinh thái tự nhiên, an lành, môi trường nước, đất và khí trời đều sạch.
Hình ảnh vườn tiêu xanh tốt của gia đình Ông Văn Tiến Binh sau khi áp dụng công nghệ Ong Biển
Chứng minh cho chúng tôi tại vườn Tiêu 9 năm tuổi ngay hàng thẳng lối, xanh tốt, cao ngút tầm mắt anh Binh hồ hởi kể tiếp câu chuyện.
Trong năm đầu, vườn Tiêu gia đình anh Binh và một số hộ đi tiên phong sử dụng phân bón hữu cơ Ong Biên, thực hiện công nghệ Ong Biển luôn được nhiều người đến thăm hỏi.
Thấy các nọc Tiêu trong vườn xanh đậm, tay tiêu vươn dài và đất vườn trở lại tơi xốp, giống như trước đây 35 năm, khi bà con mới vào khai phá rừng, lập vườn. Nhiều nông dân mê mẩn nhờ anh Binh giới thiệu phân Ong Biển.
Câu chuyện công nghệ Ong Biển hiệu quả cứ thế lan tỏa. Chỉ tính từ cuối năm 2013 sang đầu năm 2014 đã có gần 100 hộ dân thuộc các tổ dân cư số 7, 8 đường 72 xã Sông Ray chọn phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển, vừa cải tạo đất và đi theo hướng hữu cơ.
Với hướng đi mới, ngay từ vụ đầu ( 2013-2014) thu nhập trái bói, trừ chi phí thu vợ chồng anh Binh thu được hơn 100 triệu đồng. Năm tiếp theo khi giá Tiêu cao từ 230 đến 240.000 đồng/ tấn, lãi xuất ròng của gia đình anh Binh đạt 200 triệu và năm 2015-2016 sau 3 năm sử dụng phân bón Ong Biển, vườn Tiêu tiếp tục được mùa, mặc dù giá thị trường có phần giảm hơn nhưng gia đình anh Binh thu tới 350 triệu đồng vẫn trên cùng diện tích 0,6 ha với 800 nọc Tiêu.
Thời điểm 2 vụ Tiêu năm 2016-2017 và năm 2017 - 2018 mặc dù giá tiêu tụt dốc tận đáy nhưng vườn Tiêu nhà anh Binh do 6 năm sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển nên đất được cải tạo tơi xốp, năng xuất cao vì thế vẫn giữ được mức thu nhập trên 150 triệu đồng.
Theo báo TTXVN đưa tin đầu năm 2018 ông Nguyễn Xuân Hường ở ấp 8, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai có 4 ha hồ tiêu. Thời kỳ tiêu được giá (giai đoạn 2013 – 2015), mỗi năm, một ha tiêu ông Hường thu lãi khoảng 700 triệu đồng. Từ giữa năm 2016 đến nay, loại nông sản này liên tục rớt giá, nếu giá chỉ khoảng 60.000 đồng/kg, nông dân không có lãi.
Nhưng thực tế với phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển tại vườn Hồ Tiêu của Anh Binh, vụ Tiêu mới nhất là 2018-2019, giá thị trường cuối tháng 3 vẫn giữ ở mức sàn như năm 2018. Khi hạt Tiêu ở mức 47.000 đến 50.000 đồng/kg, thì thu nhập từ 800 nọc Tiêu của gia đình anh Binh, mỗi nọc Tiêu thu trung bình 7 đến 10 kg hạt Tiêu khô, trừ chi phí vẫn đạt gần 200 triệu đồng.
Vì vậy, mức giá 50.000 đồng/kg Tiêu khô gia đình vẫn có lãi. Còn các hộ sử dụng các loại phân khác, nhất là phân hóa học với giá 60.000 đồng/kg không có lãi, đúng như TTXVN đưa tin.
Theo bài toán kinh tế của vợ chồng anh Binh, vẫn có lãi khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển, vì gia đình được lợi thêm 2 khoản: Tiêu sạch, mỗi kg được trả thêm từ 3 đến 4.000 đồng. Bên cạnh đó do không sử dụng thuốc BVTV và các loại thuốc khác, đỡ tốn từ 30 đến 35 triệu đồng, tiền thuốc và tiền công lao động.
Thực tế, Công nghệ canh tác Nông nghiệp hữu cơ Ong Biển, trong những năm qua đã thực sự là bước đột phá về công nghệ cao thời kỳ 4.0, của công ty TNHH SX-TM Đại Nam, Bà rịa Vũng Tàu.
Công nghệ này là “cẩm nang” của bà con nhà nông từ Tây Nguyên, Bình Thuận, miền Tây về đến Đồng Nai hơn suốt 8 năm qua, để phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp sạch.
Chính công nghệ mới Ong Biển đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm sức khỏe, môi trường, đất đai và thu nhập tăng cao, ổn định cho gia đình vợ chồng anh Binh. Đây chính là kết quả bước hội nhập công nghệ cao của nông dân thời @. Những nông dân luôn tự tin, dũng cảm vượt qua lối canh tác cũ, chọn công nghệ mới tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao. Để luôn được bình thản, vô tư trước mọi biến động của cơ chế thị trường.
Ong Biển, 3/2019