Ở tuổi 62, ông Nguyễn Văn Tám, ở ấp Xuân Kiểng, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, với dáng người cao to, ánh mắt nhìn đầy tự tin, thân thiện và nụ cười sảng khoái. Một chân dung đẹp của Lão nông thời 4.0 tại miền Tây sông nước.
Ngay trong cái bắt tay lần đầu gặp mặt ông Tám nhìn chúng tôi cởi mở, giọng nói đầy hứng khởi, quả quyết: Công ty TNHH SX-TM Đại Nam có vị TGĐ Trần Ngọc Nam rất giỏi.
Ông Nam nói đi đôi với làm. Mà lại làm được cái việc quá khó, đó là nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và môi trường sinh thái. Cái việc đã mấy chục năm, không ai làm được, nông dân miền Tây chúng tôi nhiều khi điêu đứng. Với phát minh Công nghệ Ong Biển, ông Nam xử lý cái rẹt, nông dân chúng tôi lập tức đổi đời.
Vườn sầu riêng nhà ông Tám sau khi áp dụng công nghệ Ong Biển
Vẫn câu chuyện thân tình, mộc mạc, đầy “Hương vị miền Tây”, ông Tám Cai Lậy, mời anh em Ong Biển, ra tham quan vườn Sầu Riêng. Vườn nhà ông Tám, rộng 8.000 mét vuông, với 160 cây Sầu Riêng 16 năm tuổi, cây nào cây nấy cao vút, sum suê lá cành, trồng ngay hàng thẳng lối. Lung linh trong nắng chiều, trái Sầu Riêng từng chùm, từng chùm, sai trĩu quả, đẹp như bức tranh.
Khi mọi người cùng ngồi trò chuyện, ông Tám Cai Lậy giới thiệu với đoàn Ong Biển, hôm nay có một số bà con chủ vườn được mời đến thăm để trao đổi, nhằm nâng cao kỹ thuật chăm sóc Sầu Riêng cùng đoàn Ong Biển. Đây là số nông dân đã tiếp cận sử dụng phân bón hữu cơ Ong Biển, công nghệ Ong Biển nên năng suất, chất lượng vườn cây của họ đều vượt trội.
Theo câu chuyện, ông Tám Cai Lậy đưa đoàn đi thăm vườn Sầu Riêng đang được phục hồi sau khi bón phân hữu cơ Ong Biển, xử lý bằng công nghệ Ong Biển.
Ông cho biết: Hiện tại toàn bộ vườn có 140/160 cây đang thu hoạch, một số cây trái ít không tính, sản lượng mỗi năm khoảng 12,13 tấn, năm 2018 năng suất tăng hơn 1 tấn. Vườn có những cây năng suất cao tới 60 trái, khoảng 200 kg, trái lớn nặng đến 4 kg, còn bình quân các cây khác khoảng hơn 120 kg, trái cũng nặng từ 3 đến 3,5 kg/trái.
So sánh khi vườn được bón phân bón hữu cơ Ong Biển với trước đây bón phân hóa học thì thu nhập hiện nay tăng cao hơn 320 triệu/1 năm. Đây có thể coi là lãi ròng. Với thời điểm ngày 6/12/2018, Sầu Riêng sạch có giá 60.000 đồng/kg, gia đình tổng thu 720.000.000 đồng, trong khi đó chi phí tất cả 150 triệu đồng.
Trò chuyện dưới tán Sầu Riêng, ông Tám lại đưa chúng tôi đi thăm 50 cây Sầu Riêng từng canh tác theo cách cũ, bón phân hóa học nên bị bệnh xì mủ, sâu đục thân, nay đã được phục hồi phát triển tốt bằng công nghệ Ong Biển. Đặc biệt, trong đó có 1 cây Sầu Riêng bị sâu đục thân phá hơn 5 năm liên tục, cả một đoạn dưới gốc trở lên dài 1,2 mét bị mục ruỗng hết, nay sau 3 năm bón Ong Biển, cây đang phục hồi, phát triển mạnh, có gần 50 trái.
Chân dung nhà nông Ông Tám (bên trái) cùng nhân viên Nhà máy sản xuất Phân bón ong Biển
Trước kết quả mỹ mãn tại vườn Sầu Riêng, ông Tám cho biết: Canh tác hữu cơ theo Ong Biển, không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, mà người trồng cũng tránh được những tác hại khôn lường từ thuốc BVTV.
Hơn thế nữa, phân bón hữu cơ Ong Biển vừa thân thiện với môi trường và vừa đem lại năng suất, chất lượng nông sản cao. Loại men vi sinh trong phân bón hữu cơ Ong Biển, chính là kỳ tích trong công trình nghiên cứu khoa học, có một không hai của TGĐ Trần Ngọc Nam.
Rồi giữa quang cảnh thiên nhiên lộng gió ông Tám kể câu chuyện hơn 13 năm chật vật chăm sóc vườn cây sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, quá mệt mỏi vì ô nhiễm mùi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Bây giờ có phân hữu cơ Ong Biển, công nghệ Ong Biển chỉ bón phân tưới nước vẫn cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng, sức đề kháng giúp cây sinh trưởng mạnh, cả bộ rễ, nhánh, cành trong suốt quá trình đơm hoa kết trái.
Nhờ tính vượt trội của Ong Biển, đã cải tạo đất vườn lâu năm bón phân hóa học, đất đai bị bạc màu thoái hóa, trở lại hệ sinh thái tư nhiên, môi trường trong lành. Như vườn Sầu Riêng hiện tại của gia đình, trên bờ có cỏ cây, hoa lá xanh mướt, dưới đất có giun, dế, ếch, nhái và dưới mương nước có tôm, cá...sinh sôi, nên mảnh vườn được ông Tám Cai Lậy cùng bà con gọi với cái tên là “Khu vườn du lịch sinh thái”.
Chính vì thế suốt 2 năm qua, ai đến thăm vườn cũng hết lời khen ngợi, kết quả vượt trội của vườn Sầu Riêng, bày tỏ sự khâm phục chủ vườn.
Nhưng thực tế cái giỏi, cái tài đó không phải của chúng tôi mà của ông TGĐ Trần Ngọc Nam, người đã phát minh ra công nghệ Ong Biển, đã nâng cao đời sống cho bà con nông dân miệt vườn chúng tôi, cho chúng tôi cách làm giàu từ chính mảnh vườn của gia đình.
Trong cái mênh mang của đất rừng phương nam, chúng tôi cảm nhận sâu sắc tình cảm mộc mạc, chân thành từ ánh mắt, trái tim của ông Tám Cai Lậy. Trái tim người nông dân miệt vườn sông Cửu Long, đã đặt niềm tin mãnh liệt vào công nghệ Ong Biển, vào hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới.
Ong Biển, 4/1/2019