Kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn hiệu quả cao

Cây Nhãn là loại cây trồng lấy quả có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Nhằm giúp bà con canh tác cây nhãn theo phương pháp hữu cơ bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, Ong Biển xin gửi tới bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn hiệu quả.

 

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Nhãn là loại cây ăn trái được trồng phổ biến tại nước ta, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhà nông

I.Điều kiện sinh thái của cây nhãn

Ở nước ta cây nhãn được trồng từ Bắc vào Nam trên nhiều địa hình, đất canh tác khác nhau: Đất đồi núi, phù sa, đất cát, đất bazan... Nhưng tốt nhất là trồng ở đất phù sa nhiều màu, ẩm, mát, không bị ngập nước.

Nhãn có khả năng chịu hạn, chịu úng tốt. Cây nhãn có thể chịu ngập trong 2 - 3 ngày. Nhiệt độ thích hợp để cây nhãn phát triển từ 21 – 270C.

II.Các giống nhãn, thời vụ, mật độ trồng

  • Các giống nhãn chính:  

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống nhãn khác nhau, mỗi giống nhãn đều có những ưu nhược điểm riêng. Đặc biệt đối với cây nhãn thông thường mỗi giống sẽ phù hợp để trồng ở một vùng và trở thành đặc sản.

Có thể kể đến một số giống nhãn nổi tiếng: nhãn lồng ( Hưng Yên), nhãn đường phèn ( khu vực sông Đáy thuộc Hà Tây cũ), nhãn xuồng cơm vàng ( Bà Rịa – Vũng Tàu), nhãn da bò….. ngoài ra còn có một số giống khác: nhãn super,nhãn muộn, nhãn hương chi, nhãn cùi…..

  • Thời vụ trồng:

Tùy vào từng vùng miền thì bà con có thời vụ trồng khác nhau. Chẳng hạn đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nâm Bộ thì thường trồng vào tháng 6 - 7.

Còn đối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thì trồng vào tháng 9. Đối với khu vực miền Bắc thường trồng vào vụ Xuân ( tháng 2 – 3) hoặc vụ Thu ( tháng 9 – 10)

  • Mật độ trồng:

Mật độ trồng nhãn tùy thuộc vào địa hình đất canh tác của bà con. Chẳng hạn ở những vùng đồng bằng bà con trồng vớimật độ 8m – 10m ( tức 125 cây/ha). Còn đối với đồi núi bà con có thể trồng với mật độ 8m – 8m ( khoảng 156 cây/ha).

Đối với những vườn có mật độ trồng dày thì bà con cần cắt tỉa vườn thường xuyên để tạo độ thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại phát triển.

III.Cách nhân giống

Có nhiều phương pháp khác nhau để nhân giống cây nhãn, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con 2 phương pháp nhân giống nhãn phổ biến và hiệu quả nhất: ghép cành và chiết chành.

1.Phương pháp ghép cành:

+ Ưu điểm:

Một số ưu điểm lớn nhất của phương pháp ghép cành như: cây ghép giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, sớm cho thu hoạch, khả năng chống chịu tốt, cây phát triển vừa phải dễ chăm sóc thu hoạch, tuổi thọ của cây cao….

+ Nhược điểm:

Đối với phương pháp ghép bà con cần phải cẩn trọng khi lựa chọn mắt ghép, gốc ghép bởi cây ghép rất dễ bị nhiễm bệnh. Kỹ thuật ghép không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận người thực hiện thao tác nhanh, dứt khoát.  Sau khi ghép nếu gặp gió lớn vết ghép rất dễ bị tách, nên nhà vườn cần phải chăm sóc kỹ sau khi ghép giống.

+ Gieo hạt giống:

Sau khi bà con chọn được hạt giống là những hạt đã già, không bị nhăn nheo thì bà con rửa sạch đặc biệt là phần cùi ở phần đầu hạt (Nếu không xử lý sạch phần cùi này thì hạt giống sau khi gieo rất dễ bị nhiễm nấm bệnh).

Tiếp theo bà con ủ hạt trong cát, vải ẩm trong 3 – 5 ngày cho đến khi hạt giống nứt nanh thì đem đi gieo.Bà con có thể làm liếp để gieo hạt hoặc gieo trực tiếp vào bầu ươm. Ong Biển khuyến khích bà con nên gieo vào bầu ươm sẽ tiện chăm sóc,tỉ lệ sống của sây giống cao.

Bầu ươm: Bà con chuẩn bị bầu ươm là túi nilon đen, rộng 10 – 12cm, cao 20 - 22cm, có các lỗ thoát nước ở phía dưới và xung quanh bầu.

Giá thể: Giá thể ươm bầu bà con có thể sử dụng đất ( đã được làm nhỏ) trộn với phân, xơ dừa hoặc trấu…

Sau khi chuẩn bị xong bầu ươm bà con nên xếp các bầu thành từng luống khoảng 4 – 5 hàng, bầu cách bầu15 – 20cm.

Khi gieo hạt bà con tạo một lỗ nhỏ khoảng 2 - 3cm ở giữa bầu rồi đặt hạt giống xuống, hạt giống nên để theo hướng nằmngang. Sau cùng phủ một lớp đất mỏng và rơm rạ lên.

Cây giống non còn rất yếu, không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có cường độ cao nên bà con sau khi gieo hạt xong cần tiến hành che mát bằng lưới che nông nghiệp và thường xuyên giữ ẩm để hạt giống nẩy mầm.
 
 
+ Thời vụ ghép:

Sau khi gieo khoảng 8 - 12 tháng thì bà con có thể ghép giống. Cây giống cần đạt chiều cao 60 – 80cm, dường kính thân từ 0,8 – 1cm.

Thời vụ ghép giống: bà con có thể ghép giống quanh năm, nhưng để tỷ lệ thành công của vết ghép cao thì bà con nên ghéo giống vào vụ Xuân và vụ Thu. Bà con không nên ghép khi trời mưa hoặc nắng to, nên ghép giống vào những ngày dịu mát.

+ Cành ghép: Bà con chọn cành ghép là những cành từ 3 – 4 tháng tuổi. Cành ở lưng chừng tán, cành không mang hoa, quả không bị sâu bệnh. Cành ghép cần được bỏ lá để hạn chế cành thoát hơi nước.

+ Phương pháp ghép đoạn cành trên cây nhãn:

Sau khi đã chuẩn bị xong gốc ghép và cành ghép, bà con tiến hành ghép như sau:

-      Cách mặt bầu khoảng 30 – 35cm bà con cắt ngọn của gốc ghép. Trên mỗi cành ghép bà con lấy 3 – 4 mắt có mầm ngủ.

-     Từ trên đỉnh gốc ghép bà con chẻ một đường thẳng dọc thân gốc ghép dài từ 1 -1,5cm.

-     Trên cành ghép bà con dùng dao sắc tạo một vết cắt dài 2 – 3cm có độ vát khoảng 30 – 450 sao cho phù hợp với vết chẻ ở trên gốc ghép. Dùng dây nilon tự hủy quấn chặt vết ghép.

-     Sau khi ghép 10  ngày  trên cây ghép bắt đầu có các mầm nhỏ phát triển bà con cần loại bỏ các mầm dại ( mầm ở gốc ghép). 

-     Ở trên mắt mắt ghép sau khi mầm phát triển được khoảng 3 – 5cm thì bà con tiến hành lọc mầm, loại bỏ các mầm nhỏ chỉ để lại mầm khỏe mạnh.

Sau khi cành ghép phát triển được 1 – 2 đợt lộc thì bà con cắt bỏ dây ghép. Đến khi cây ghép được 3 – 4 tháng thì bà con đem đi trồng. Lưu ý trước khi trồng  thì bà con cần phân loại cây giống, giúp chọn lựa được những cây giống tốt, đạt chuẩn đồng thời giúp cây giống thích nghi với môi trường mới. khi trồng tỷ lệ sống sẽ cao hơn.
 

2.Chiết cành cây nhãn:

+ Ưu điểm: Một số ưu điểm khi nhân giống cây nhãn bằng phương pháp chiết cành: cây dễ dàng thích nghi với môi trường, cây chiết giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, sớm cho thu hoạch.

+ Nhược điểm:  Cây dễ bị thoái hóa qua nhiều thế hệ. Cây chiết không có rễ cọc phát triển nên cây chiết yếu dễ bị đổ, ngã khi gặp thời tiết bất lợi.

+ Cành chiết: Cây để chiết thường là những cây 7 – 10 năm tuổi, khỏe mạnh, có tán cây phát triển cân đối, sạch sâu bệnh. Khi chọn cành chiết bà con nên chọn những cành  1 – 2 năm tuổi, có đường kính từ 1,5 – 2cm, trên cành ghép có 2 – 3 nhánh phát triển.

Cành ghép thường là những cành không có sâu bệnh, cành bánh tẻ, phát triển khỏe mạnh. Bà con không nên chọn chiết những cành dưới tán, cành mọc vượt.

+ Thời vụ chiết: Để đạt tỷ lệ thành công cao bà con nên chiết cành vào vụ Thu từ tháng 8 đến tháng 10 và có thể bắt đầu trồng vào vụ xuân tháng 2 đến tháng 3.

Ngoài  ra bà con cũng có thể chiết cành vào tháng 2 – 3 và trồng vào tháng 8 - 9, tuy nhiên nếu chiết cành vào vụ xuân và trồng vào vụ thu thì bà con phải giâm cành trước khi trồng.

+ Cách tiến hành:

Sau khi chọn được cành chiết bà con dùng dao khoanh vỏ. Vị trí khoanh vỏ cách nách cành khoảng 15 – 20cm. Bà khoanh vỏ dài 3 – 5cm tùy và kích thước của mỗi cành, chiều dài của khoanh vỏ thường gấp 1,5 - 2 lần kích thước của cành ghép.

Sau khi bà con tách lớp vỏ mới khoanh thì dùng dao cạo sạch phần nhựa ( phần tượng tầng) dùng khăn lau sạch. Rồi đắp bầu chiết lên, dùng nilon bọc lại và dùng dây buộc chặt. Bà con có thể đắp bầu chiết ngay sau khi cạo bỏ phần tượng tầng hoặc phơi khoảng 2 - 3 ngày rồi mới đắp bầu chiết.

Đất bầu chiết: Bà con nên chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát, phù sa, đất ở ao, hồ đã phơi khô để làm bầu chiết.

Khi làm bầu chiết bà con có thể trộn thêm xơ dừa, rễ bèo hoặc tro trấu để tạo độ tơi xốp. Bầu chiết đạt yêu cầu là khi bà con nắm đất vào tay đất không bị bể ra cũng không có nước chảy ra từ kẽ  ngón tay là được.

Thông thường sau khi chiết khoảng 2 – 3 tháng  thì bà con quan sát ở bầu chiết sẽ có rễ mọc và có rễ cấp 2, cấp 3 mọc khắp ½ bề mặt bầu chiết là có thể cắt cành đem đi trồng.

Khi cắt bà con cắt cách bầu chiết từ 0,5 – 1cm. Sau khi cắt xong bà con đem cành chiết để ở những nơi râm mát, cắt bỏ 2/3 lá. Sau khi trồng do cành chiết còn yếu nên bà con cần tiến hành che mát cho cành chiết, không để cành chiết tiếp xúc với cường độ ánh sáng mạnh.

IV.Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

  • Bón lót:

Khi làm bồn xong bà con nên bón lót 2 – 3kg phân bón hữu cơ sinh học OBI - Ong Biển 03 đặc biệt/gốc. Đảo đều với đất, tưới nước giữ ẩm sau 20 - 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau.

  • Giai đoạn kiến thiết cơ bản cây nhãn từ 1 – 3 tuổi:

Thời gian cho trái của cây nhãn phụ thuộc vào từng giống nhãn cũng như cách chăm sóc của nhà vườn. Thông thường nếu chăm sóc tốt cây nhãn sau 3 năm sẽ cho thu hoạch.

Năm đầu tiên : Sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ OBI - Ong Biển 03 đặc biệt hoặc OBI - Ong Biển 03 thường từ 4 - 6kg/cây chia làm 6 - 8 lần bón, bón cách gốc 20 đến 30 cm tưới đẫm nước.

Năm thứ 2 và 3 : Sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ OBI - Ong Biển 03 đặc biệt  hoặc OBI - Ong Biển 03 thường từ 8 - 15 kg/cây chia làm 6 - 8 lần bón trong năm.

Sau mỗi lần bón bà con cần tưới nước đẫm. Nếu chủ động được nguồn nước tưới bà con nên chia nhỏ số lần bón để cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, tùy vào sức khỏe và độ tuổi cây trồng mà căn lượng bón cho phù hợp. Nên bón vào thời điểm cơi đọt đã già chuẩn bị đón cơi đọt mới.

tăng năng suất cây nhãnPhân bón hữu cơ sinh học OBI - Ong Biển giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây nhãn vượt trội

  • Bón thúc giai đoạn cây trên 3 tuổi

Đối với những cây nhãn trên 3 năm tuổi, bà con bón như sau:

+ Trước khi ra hoa: bón 4kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt /gốc.

+ Khi quả lớn khoảng 1cm: bà con bổ sung 3,2 – 3,5kg phân bón hữu cơ OBI -Ong Biển 4 khoáng.

+ Trước khi thu hoạch từ khoảng 30 – 40 ngày bà con tiếp tục bổ sung thêm 2 -2,5kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 4 khoáng.

+ Sau khi thu hoạch khoảng 25 - 30 ngày bà con cần bổ sung 4kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt giúp cây phục hồi. Chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

  • Một số lưu ý khi bón phân cho cây nhãn:

Khi bón phân cho cây nhãn bà con có thể lựa chọn cách bón nông hoặc bón sâu. Đối với cách bón sâu ( thường áp dụng cho lần bón sau khi đã thu hoạch quả) theo đó bà con đào rãnh sâu 30 – 35cm, chiều rộng của đường rãnh khoảng 30 – 40cm, bà con làm rãnh xung quanh tán của cây.

Còn đối với phương pháp bón nông ( thường áp dụng cho thời điểm bón thúc) theo đó bà con đào rãnh xung quanh tán của cây, rãnh sâu khoảng 20 – 25cm, sâu khoảng 20 – 25cm. Sau khi bón cần lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

V. Một số kỹ thuật chăm sóc cây nhãn

  • Tỉa cành, tạo tán.

Việc tỉa cành, tạo tán cho cây thường được tiến hành cùng lúc. Khi tỉa cành bà con cần loại bỏ những cành trong tán, cành mọc vượt, những cành có sâu bệnh hại, cành khô, cành không có khả năng cho trái… để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Thông thường bà con nên tỉa cành cuối tháng 8 đầu tháng 9.

  • Bao vải quả nhãn:

Đối với cây nhãn ở trong giai đoạn quả non cho tới khi quả chín quả nhãn thường xuyên bị nhiều loại sâu bệnh, côn trùng tấn công: bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy, bọ xít…chính vì thế để bảo vệ quả đảm bảo chất lượng, duy trì năng suất bà con nên sử dụng túi nilon, bao giấy, lưới hoặc bao chuyên dụng để bọc quả. Nhằm hạn chế sự tấn công của côn trùng, sâu bệnh ngoài ra việc bao quả sẽ giúp vỏ trái sáng, đẹp bắt mắt dễ dàng tiêu thụ hơn.

Để bao quả nhãn bà con có thể lựa chọn bao từng cây hoặc bao nguyên vườn đều được tùy vào điều kiện của mỗi chủ vườn. Bà con chú ý thăm vườn khi quả có kích thước khoảng 1cm thì tiến hành bao quả. Khi bao bà con chú ý nếu dùng túi nilon thì bà con nên đục những lỗ nhỏ ở trên túi để không cho nước đọng ở đáy túi.

  • Làm cỏ:

Bà con không nên sử dụng thuốc diệt cỏ, mà nên sử dụng máy cắt cỏ hoặc xử lý thủ công: cuốc, nhổ bỏ…. Khi làm cỏ bà con làm từ trong gốc ra xung quanh tán, bà con cẩn thận không làm quá sát so với phần gốc nhãn tránh làm tổn thương gốc nhãn.

Nên cuốc cách xa gốc nhãn khoảng 20cm. Việc làm cỏ vườn sẽ loại bỏ những cây dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây nhãn, khiến vườn nhãn thông thoáng hạ chế nấm bệnh phát triển.

  • Ngoài ra để tăng hiệu quả sử dụng đất, giữu độ ẩm cho đất thì bà con cũng có thể trồng xen các cây họ đậu, rau ngắn ngày xen canh với cây nhãn.

 

VI.Sâu bệnh hại trên cây nhãn

  • Cháy lá:

Bệnh gây hại chủ yếu ở trên lá của cây nhãn, đặc biệt là những lá ở cành bánh tẻ, lá già. Khi bệnh mới xuất hiện dấu hiệu dễ nhận thấy là ở trên lá có các chấm nhỏ, hoặc đầu lá có màu nâu đen rồi phát triển lây lan thàng những mảng lớn trên lá. Bệnh xuất hiện khiến lá bị vàng, khô, rụng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tổng hượp chất dinh dưỡng của cây.

  • Bệnh phấn trắng:  

Nấm Oidum sp là nguyên nhân chính gây bệnh phấn trắng trên cây nhãn. Khi cây nhãn bị nhiễm bệnh thường có biểu một số sấu hiệu nhận biết: hoa bị xoắn vặn, cháy khô; quả non không phát triển, có màu nâu; trên vỏ trái có có phấn trắng, phấn trắng đặc biệt đóng nhiều ở phần cuống trái.

  •  Sâu đục thân, đục cành:

Nhãn thuộc nhóm thân gỗ nên thường xuyên bị sâu đục thân, đục cành tấn công. Khi gây hại sâu non ở ngời vỏ sẽ đục vào bên trong thân, cành của cây nhãn, tại những vị trí này thường có mùn gỗ thải ra.

Sâu gây hại khiến cây kém phát triển, còi cọc, quả bị rụng, cành, cây dễ bị gãy đổ khi gặp thời tiết bất lợi (mư lớn, bão, gó mạnh…) nặng hơn cây sẽ bị chết.

 

phòng trừ sâu bệnh hại cây nhãn
Vườn nhãn sử dụng phân bón OBI-Ong Biển có áp dụng thêm phương pháp phủ lưới để hạn chế sâu, rầy

  • Sâu đục quả:

Sâu thường hoạt động vào buổi tối, đẻ trứng lên phần gần cuống hoặc thân trái non. Sau khi nởsâu non chui vào bên trong quả để gây hại phần thịt quả nhãn.
Sâu gây hại khiến trái bị thối, hỏng không đảm bảo chất lượng, giảm năng suất.

  • Sương mai hại nhãn:

Bệnh gây hại trên lá, hoa, quả của cây nhãn. Bệnh gây hại khi độ ẩm không khí cao có sương hoặc mưa nhỏ vào buổi chiều tối và sáng sớm, khi đó trên bề mặt của lá, hoa, trái sẽ xuất hiện một lớp bông xốp màu trắng còn các sợi nấm sẽ ăn sâu vào tế bào gây chết mô của tế bào.

Biểu hiện của bệnh ở trên lá thường có màu nâu, lá bị khô từ mép ngoài đến ngọn lá. Ở trên hoa là những đốm đen nhỏ rồi lan ra cuốngđến cành hoa nếu không xử lý kịp thời thì toàn bộ nhánh hoa sẽ chuyển sang màu đen, cành bị thối gãy, rụng quả làm giảm năng suất.

Ở trên quả có những dốm màu tối, xám, cuống quả có màu đen, quả bị nứt chảy nước và bị thối. Quả khi bị bệnh sẽ không sử dụng, tiêu thụ được làm giảm năng suất, giá trị của sản phẩm.

Ngoài những loại sâu bệnh hại nêu trên cây nhãn còn bị một số loại sâu bệnh hại khác gây hại: rệp, bọ xít nâu, xén tóc, châu chấu, bệnh thối rễ, đấm mốc…

Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây nhãn bà con phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên để cây nhãn phát triển bền vững, nâng cao năng suất chất lượng, giá trị của nhãn thì bà con chỉ nên áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hữu cơ, sử dụng các loài thiên địch hoặc các biện pháp sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

VII.Thu hoạch

Thời vụ thu hoạch thường vào tháng 7 – 8 – 9, khi thu hoạch bà con nên chọn những ngày mát mẻ và nên hái vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Khi xếp quả vào sọt thì bà con chú ý nên xếp phần quả hướng ra bên ngoài, phần cuống cụm vào nhau hướng vào bên giữa sọt. Bà con cần nhẹ tay, cẩn thận tránh làm tổn thương quả.

Kỹ thuật bón phân và chăm sóc cho cây nhãn có vai trò quan trọng trực tiếp ảnh hướng đến năng suất, chất lượng của trái. Chính vì thế bà con cần hiểu rõ và nắm vững kỹ thuật từ đó phát triển cây nhãn bền vững tăng thu nhập cho nhà vườn.

Tham khảo thêm các kỹ thuật:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Back-top-top