Chanh dây là giống cây dễ trồng có hiệu quả kinh tế cao. Trồng chanh dây đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát được sâu bệnh hại và giúp tăng năng suất, chất lượng của quả. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây hiệu quả.
I.Tổng quan về cây chanh dây
Cây chanh dây còn có các tên gọi khác: chanh leo, mắc mát, lạc tiên, mát mát… thuộc dạng bán thân gỗ dễ trồng và chăm sóc.
Ở nước ta chanh dây được trồng khắp cả nước, giống chanh dây vỏ vàng và chanh dây vở đỏ là hai giống được trồng phổ biến nhất. Ngoài những tác dụng trồng để che mát tạo cảnh quan thì chanh dây còn có những tác dụng quan trọng trong y dược, thực phẩm.
Chanh dây không kén đất trồng, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển khoảng 15-300C, khí hậu ấm áp, có đủ ánh sáng.
Đây là loại câu ưa ẩm, chính vì thế khi trồng loại này bà con cần đảm bảo đủ nước tưới cho cây đặc biệt và mùa khô. Khi thiếu nước cây sẽ bị rụng hoa đồng loạt, quả sẽ bị teo không có nước.
Chanh dây được trồng tại chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
II.Một số sâu bệnh hại thường xuất hiện trên chanh dây
1.Bệnh đốm dầu
Đây là bệnh xuất hiện phổ biến nhất trên cây chanh dây. Bệnh do vi khuẩn Bệnh thường gây hại ở trên lá, thân, quả. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa thu và mùa khô.
Ở trên lá dấu hiệu nhận biết là các các vết thương có màu oliu đến màu nâu, bao quanh có các quầng sáng màu vàng nhạt, trên lá có các vết lõm màu xanh đen, mọng nước, khiến cây bị rụng lá.
Ở trên thân đặc biệt ở các thân cây non dấu hiệu nhậ biết của bệnh là những vết lõm màu xanh đen, mọng nước, sau một thời gian sẽ phát triển thành các vết có màu nâu sáng phân biệt rõ với phần không bị bệnh.
Ở trên thân cây già là các đốm nhỏ có màu xanh đen, hơi lõm, sau khi lan rộng có màu nâu tối. Bệnh xuất hiện trên cây chanh dây khiến các chồi cây kém phát triển, nặng có thể gây chết cây.
Ở trên quả sẽ có các vết loang từ phía đuôi trái phát triển lan dần lên phần trên cuống trái. Khi mới nhiễm bệnh trái sẽ có màu xanh tối sũng nước, chỉ sau vài ngày xuất hiện bệnh cây sẽ có màu nâu nhạt như quả bị luộc chín vậy. Đến khi bệnh phát triển mạnh sẽ khiến trái bị thối gây rụng trái hàng loạt.
2.Bệnh đốm nâu
Nấm là nguyên nhân chính gây bệnh đốm nâu trên cây chanh dây. Đây là bệnh gây hại nghiêm trọng trên cây chanh dây vào mùa xuân và mùa hè. Bộ phận thường xuất hiện bệnh là thân, lá, quả của cây.
Khi nhiễm bệnh ở trên lá sẽ có các đốm nâu nhỏ sau đó các đốm này phát triển
lan rộng thành các đốm có màu sáng, các đốm này thường có hình dạng không nhất định, rất dễ phân biệt với những vũng không bị bệnh.
Trên thân cây triệu chứng bệnh là các vết hình thon dài màu nâu đen. Trên thân bệnh thường xuất hiện ở vùng gân lá hoặc nách lá khiến cho các chồi non không thển phát triển được, nguyên nhân gây bệnh là co các tác động cơ giới, cây bị chảy nhựa.
Trên quả lúc đầu các vết bệnh nhỏ bằng mũi kim, sau phát triển lan rộng thành các vết có hình tròn lõm vào trong quả và có màu mâu khiến vỏ quả bị nhãn gây rụng quả hàng loạt.
Bệnh đốm nâu gây thiệt hại kinh tế lớn cho nhà nông trồng chanh dây Nguồn:hoinongdan.org.vn
3.Thối hạch
Bệnh do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa khi thời tiết ẩm ướt. Nấm thường gây hại ở trên thân và quả chanh dây.
Ở trên thân bà con có thể dễ thấy là các hạch nấm màu đen, cứng bệnh lây lan làm lớp vỏ cây bị bong,các chồi non bị gãy.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trên quả là khi nhiễm bệnh quả sẽ có mùa nâu nhạt lúc này trên quả sẽ có các vết màu đen khiến trái bị rụng.
4.Héo rũ, thối rễ
Cây chanh dây bị héo rũ do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do thời tiết ẩm ướt các loại nấm bệnh phát triển nhiều cản trởquá trình phát triển của cây.
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của cây khi bị héo rũ chính là lá cây chuyển qua màu vàng. Ở thân cây nơi tiếp xúc với mặt đất có các vết bệnh màu nâu đen vòng quang thân khiến nước, chất dinh dưỡng không thể vận chuyển để nuôi cây khiến cây héo rũ và chết.
Nguyên nhân thối rễ ở cây chanh dây là do nấm Fusarium, Phytophthora cinnamomi, Phytophthora megasperma gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết làm suy yếu hoặc giết chết cây vì gây cản trở việc vận chuyển nước và dinh dưỡng cây trồng Trên cây trưởng thành xuất hiện các triệu chứng cháy lá.
Lá chuyển sang màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu đồng. Trên trái xuất hiện các vết bệnh lớn, màu xám. Hoa và trái xanh của cây bệnh rất dễ bị rụng.
5.Tuyến trùng
Chanh dây có 4 loại tuyến trùng gây hại chính: Pratylenchus sp., Scutellonema truncatum, Helicotylenchus sp., Meloidogyne javanica. Lúc đầu
bệnh cây rất khó để phát hiện chỉ khi bệnh phát triển mạnh, tạo nên các nốt u, sẵn lớn ở rễ khi đó nhà vườn mới có thể phát hiện được.
Tuyến tùng gây hại bộ rễ qua các vế thương cơ giới gây tổn thương hệ thống mạch dẫn nước, dinh dưỡng, làm bộ rễ phình to tắc nghẽn hệ thống mạch dẫn. Khiến cây héo, vàng lá, rụng quả, hoa chết cây.
6.Nhện dẹt đỏ, ruồi đục quả địa trung hải
Ruồi đục quả gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm chanh dây Nguồn:farmtech.vn
Nhện dẹt đỏ chủ yếu xuất hiện ở cuống lá, mặt gân chính ở mặt dưới lá tạo thành các vết thâm đen nứt ngang nhở. Nhện gây hại khiến trên lá có các khối u sần, cây bị rụng lá hầng loạt.
Ruồi đục quả địa trung hải gây hại bằng cách chui vào trong quả khiến quả bị thối rữa và rụng hàng loạt.
7.Cứng trái, bần vỏ trái
Nguyên nhân gây bệnh là do vi rút Passion fruit woodiness (PWV).. Một số triệu chứng để nhận biết bệnh: quả chanh leo phát triển không bình thường, trên quả, lá xuất hiện nhiều đốm với đủ hình dạng, kích thước, các đốm ở trên cuống, cuống, dây phình to. Khiến năng suất cây giảm, chết cây.
( Còn tiếp)