Kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

Như bài viết Ong Biển đã chia sẽ với quý bà con nhà nông về " Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng đạt hiệu quả" .Hôm nay, Ong Biển tiếp tục gữi đến quý bà con nhà nông bài viết về "Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch". Nhằm mang đến cho quý bà con những kiến thức cơ bản nhất,giúp bà con canh tác sầu riêng đạt hiệu quả như mong đợi. 

 

Sau thu hoạch cây sầu riêng sẽ bị suy kiệt vì thế bà con cần phải áp dụng các kỹ thuật phục hồi, chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch hợp lý nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ dinh dưỡng để cây phục hồi chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

 

cây sầu riêng

Sầu riêng là loại cây ăn  trái mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhà nông

I.Nguyên nhân sầu riêng bị suy yếu sau thu hoạch

  • Xiết nước: Xiết nước là việc rất quan trọng quyết định năng suất của sầu riêng. Tuy nhiên nhiều nhà nông xiết nước kết hợp với sử dụng nilong phủ quanh liếp, bồn cây để kích thích cây ra nhiều hoa. Khi trời mưa, độ ẩm trong đất cao, mặt đất bị bịt kín, đất không thoát được hơi nóng, việc bà con xiết nước liên tục trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, khiến cây dần suy yếu.

  • Kích thích ra hoa: Đặc biệt đối với sầu riêng nghịch vụ, do có giá trị kinh tế rất cao nên để tăng năng suất sầu riêng nghịch vụ nhiều bà con nhà nông đã sử dụng hóa chất kích thích ra hoa. Hậu quả của việc lạ dụng hóa chất chính là cây sầu riêng bị suy yếu, thậm chí chết cây.

  • Để nhiều quả: Việc bà con để quá nhiều trái so với khả năng của cây khiến cây cũng dần bị suy yếu, giảm tuổi thọ, khả năng chống chịu của  cây.

  • Lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV: Trong quá trình trồng và chăm sóc bà con đã lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV để tăng năng suất, phòng trừ sâu bệnh hại, sử dụng các chế phẩm ức chế cây hạn chế không cho ra đọt non để tránh rụng trái non và sượng, điều này làm giảm đáng kể khả năng sinh trưởng của cây

  • Nhiễm mặn mùa khô: Đặc biệt ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm trở lại đây hiện tượng nhiễm mặn mùa khô liên tục xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, phát triển của cây sầu riêng.

II.Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

Để phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch bà cần thực hiện kết hợp nhiều biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề cho vụ mùa bội thu tiếp theo.

  • Tỉa cành:

Tỉa cành sầu riêng sau thu hoạch rất quan trọng, giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung để phục hồi cây đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh.

+ Cắt tỉa chồi dại, những cuống còn lại ở trên thân.

+ Cắt bỏ cành sâu bênh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.

+ Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp ( mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).

  • Rửa vườn, vệ sinh vườn nhằm hạn chế sâu bệnh hại phát triển, dọn dẹp và xử lý các tàn dư của sâu bệnh hại.

  • Nguồn nước:  Nước là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi của cây sầu riêng sau thu hoạch. Nên duy trì mực nước ổn định từ 70 - 90cm.

Bà con cần đảm bảo tưới đủ nước, nhưng vẫn phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh úng nước độ ẩm cao khiến nấm bệnh phát phát triển. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

  • Quản lý sâu bệnh hại: Sầu riêng được phục hồi sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi, đọt non. Đây là thời điểm sầu riêng dễ bị  các loại bệnh hại tấn công: sâu ăn lá, rầy, thán thư….  Để nâng cao chất lượng, giá trị của sầu riêng bà con nên sử dụng các biện pháp sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

  • Bón phân

Sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi, để cây nhanh chóng phục hồi đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh ngoài việc cung cấp đầy đủ  dinh dưỡng đa, trung vi lượng còn bổ sung lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất.
 

chăm sóc sầu riêngSử dụng Phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển cho cây sầu riêng giúp tăng năng suất,chất lượng vượt trội
 

Khi bón phân bà con nên tạo rãnh xung quanh tán, rộng 10-20cm, sâu 15-20cm rải phân  xung quanh gốc và tưới nước đẫm sau khi bón.

+ Sau thu hoạch, tỉa cành bón sử dụng sản phẩm OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 – 5kg/gốc, tưới nước sau khi bón phân nhằm tạo bộ lá khỏe mạnh và xum xuê trong thời gian ngắn nhất.
+ Trước khi cây ra hoa 25 – 30 ngày : Thúc ra hoa sử dụng sản phẩm OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 – 5kg / gốc.

+  Khi cây hình thành trái nhỏ (bằng quả chôm chôm) : Sử dụng sản phẩm OBI-Ong biển 4 khoáng 4 – 5kg / gốc giúp trái phát triển nhanh và có chất lượng cao.

+  Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch bổ sung OBI-Ong biển 4 khoáng 4 – 5kg / gốc giúp trái phát triển đều đẹp và không bị sượng.

Lượng phân cho các năm tiếp theo sẽ tăng dần 10 - 15% cho cây sầu riêng khi cho trái ổn định (10 - 12 năm tuổi).

Trên đây là một số phương pháp giúp bà con chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch giúp cây hồi phục, đảm bảo sinh trưởn cho vụ mùa tiếp theo. Việc phục hồi sầu riêng sau thu hoạch sẽ có ý nghĩa quyết định năng suất, chất lượng của sầu riêng trong vụ mùa tiếp theo.

Back-top-top