Cây cam thuộc nhóm cây có múi, được trồng phổ biến ở nước ta. Cây có thể cho ra hoa quanh năm, thông thường cây ra hoa vào đầu năm ( tháng 1 – 2) và cho quả vào tháng 10 - 12. Cam phù hợp trồng ở những vùng đất phù sa, đất bồi tụ… không bị ngập úng, có khả năng thoát nước tốt. Đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Cam có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con nhà nông kỹ thuật bón phân cho cây cam mang lại lợi ích kinh tế lớn.
I.Trồng mới
Cây cam thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá giàu dinh dưỡng, đất ở khu vực thung lũng.. cây không chịu được úng nên đất trồng cam cần đảm bảo độ thông thoáng, có thể thoát nước dễ dàng.
Khi trồng mới bà con nên chống xói mòn bằng cách trồng các loại cây có độ che phủ lớn ở giữa hai hàng: cỏ mềm, lạc dại, các cây họ đậu…
Cần tiến hành các biện pháp xử lý đất trước khi trồng: cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại, chia lô, đào hố. Đối với các tỉnh ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long bà con nên làm mô trồng để chống ngập úng. Cần tiến hành bón lót cho cây trồng khoảng 30 ngày bằng phân bón OBI-Ong Biển 3 đặc biệt.
Bà con đào hố có khích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu) 40cm:40cm:40cm hoặc 60cm:60cm:60cm. Ở vùng núi bà con nên đào hố có kích thước lớn hơn 70cm:70cm:70cm.
Mật độ trồng tương đối, khoảng 300 – 500 cây/ha. Cam ghép có thể trồng với mật độ khoảng 800 – 1.200cây/ha, khoảng cách trồng 3m x 3m hoặc 3m x 4m.
Sau khi làm bồn xong bà con có thể sử dụng 1- 2kg phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/gốc. Sau đó tưới nước giữ ẩm khoảng 20 - 30 ngày mới tiến hành xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau.
Cam Vinh - Một loại cam nỗi tiếng được trồng tại tỉnh Nghệ An
II.Giai đoạn kiến thiết
-
Bà con nên làm bồn theo kiểu đắp mô hình tròn ( hình mu rùa). Đối với cây nhỏ mô có đường kính khoảng 0,6 - 0,8m, cao 0,3 - 0,5m. Đối với cây lớn bà con làm mô tuy thùy theo độ phủ của tán cây.
-
Vào thời điểm sau khi thu hoạch bà con cần làm lại bồn một lần, cần bồi thêm liếp mô từ 5 - 7cm, nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây và nâng cao tầng canh tác. Đất bồi liếp phải đảm bảo sạch, xử lý kỹ không nấm bệnh hại cây.
-
Khi sử dụng phân bón Ong Biển bà con nên rải đều quang gốc, cách gốc ít nhất 20cm. Vào mùa nắng cần giữ ẩm cho cây,tiến hành tủ gốc (ủ gốc) bằng rơm, lục bình... ( cách gốc ít nhất 20cm). Ngoài ra bà con không nên phun thuốc diệt cỏ trong vườn cam mà cần duy trì thảm cỏ hoặc trồng lạc dại, cây họ đậu … để giữ ẩm, hạn chế xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Nếu trường hợp cỏ mọc cao chỉ nên cắt thấp cỏ, không nên bới gốc.
-
Cắt tỉa cành có thể thực hiện quanh năm. Tuy nhiên đợt cắt cành chính là sau khi thu hoạch, cần cắt bỏ cành già, cành sâu bệnh, những cành vượt, cành mọc từ gốc ghép để tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.
-
Trong giai đoạn kiến thiết nếu bà con chủ động được nước tưới, bà con có thể chia thành nhiều lần bón. Mỗi lần bón sử dụng 0,2 – 1kg/gốc phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển tùy chỉnh phù hợp với độ tuổi và tình trạng của cây trồng.
III.Giai đoạn kinh doanh
Trong giai đoạn này bà con có thể chia làm 4 lần bón chính:
Lần 1: Trước khi ra hoa
Đây là thời điểm cần lượng bón lớn giúp cây ra hoa đồng loạt đầy đủ sức để chuẩn bị cho đợt nuôi trái, giảm tình trạng rụng trái non do thiếu dinh dưỡng.
+ Đối với vùng đất đỏ:
+ Đối với vùng đất xám:
Năm trồng
|
Lượng bón (Kg/cây/lần)
|
Loại phân
|
1 - 3
|
0,2 – 1kg ( bón nhiều lần trong năm)
|
Phân bón hữu cơ sinh học
OBI-Ong Biển 3 đặc biệt
|
4 - 6
|
2 – 4kg
|
7 - 9
|
3 – 5kg
|
Trên 10 năm
|
4 – 5kg
|
Lần 2: Sau khi đậu trái ( từ 6-8 tuần)
Tùy theo lượng trái mà bà con điều chỉnh lượng bón cho phù hợp
+ Đối với vùng đất đỏ:
Năm trồng
|
Lượng bón (Kg/cây/lần)
|
Loại phân
|
1 - 3
|
0,2 – 1kg ( bón nhiều lần trong năm)
|
Phân bón hữu cơ sinh học
OBI-Ong Biển 3 đặc biệt
|
4 - 6
|
1,5 – 2,5kg
|
7 - 9
|
2-3 kg
|
Trên 10 năm
|
2,5 – 3kg
|
+ Đối với vùng đất xám
Năm trồng
|
Lượng bón (Kg/cây/lần)
|
Loại phân
|
1 - 3
|
0,2 – 1kg ( bón nhiều lần strong năm)
|
Phân bón hữu cơ sinh học
OBI-Ong Biển 3 đặc biệt
|
4 - 6
|
2– 2,5kg
|
7 - 9
|
2 - 3 kg
|
Trên 10 năm
|
2,5 – 3kg
|
Lần 3: Nuôi trái
Thời gian cho thu hoạch của cây cam khá dài nên bà con chia làm nhiều lần bón để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất tránh trường hợp sốc và thất thoát phân bón.
-
Bà con bón lần 3 cách lần 2 tối thiểu từ 40 - 60 ngày để tránh tình trạng sốc, rụng trái non.
-
Ở giai đoạn đậu trái tháng thứ 4 - 5 ( khi trái còn nhỏ) bà con sử dụng phân bón OBI-Ong Biển 3 đặc biệt.
-
Giai đoạn nuôi trái từ tháng thứ 4 - 5 trở đi ( khi trái lớn) bà con sử dụng phân bón OBI-Ong Biển 4 khoáng.

Bón phân cho cây cam cân đối, hợp lý giúp cây đạt năng suất cao
Lưu ý: Quy trình này áp dụng cho cây kinh doanh với lượng trái thu hoạch khoảng 100 - 120kg/cây. Tuy nhiên nếu đậu trái nhiều hơn sẽ có sự thay đổi.
+ Đối với vùng đất đỏ
Năm trồng
|
Lượng bón (Kg/cây/lần)
|
Loại phân
|
1 - 3
|
0,2 – 1kg ( bón nhiều lần trong năm)
|
Phân bón hữu cơ sinh học
OBI-Ong Biển 3 đặc biệt
và OBI-Ong Biển 4 khoáng
|
4 - 6
|
2– 4kg
|
7 - 9
|
2,5 - 5kg
|
Trên 10 năm
|
3 - 5kg
|
+ Đối với vùng đất xám:
Năm trồng
|
Lượng bón (Kg/cây/lần)
|
Loại phân
|
1 - 3
|
0,2 – 1kg ( bón nhiều lần trong năm)
|
Phân bón hữu cơ sinh học
OBI-Ong Biển 3 đặc biệt
và OBI-Ong Biển 4 khoáng
|
4 - 6
|
2 – 4kg
|
7 - 9
|
3 - 5kg
|
Trên 10 năm
|
4 - 5kg
|
Lần 4: Sau khi thu hoạch
Việc cung cấp dinh dưỡng ở giai đoạn này sẽ giúp phục hồi sức khỏe của cây, chuẩn bị cành dự trữ cho vụ mới.
+ Đối với vùng đất đỏ
Năm trồng
|
Lượng bón (Kg/cây/lần)
|
Loại phân
|
1 - 3
|
0,2 – 1kg ( bón nhiều lần trong năm)
|
Phân bón hữu cơ sinh học
OBI-Ong Biển 3 đặc biệt
|
4 - 6
|
1 – 2kg
|
7 - 9
|
1,5 – 2,5kg
|
Trên 10 năm
|
2 – 2,5kg
|
+ Đối với vùng đất xám:
Năm trồng
|
Lượng bón (Kg/cây/lần)
|
Loại phân
|
1 - 3
|
0,2 – 1kg ( bón nhiều lần trong năm)
|
Phân bón hữu cơ sinh học
OBI-Ong Biển 3 đặc biệt
|
4 - 6
|
1,5 – 2kg
|
7 - 9
|
2 – 3kg
|
Trên 10 năm
|
2 – 3kg
|