Hiện nay, thanh long đang là loại cây chủ lực phát triển kinh tế cho bà con tỉnh Bình Thuận và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Để tăng năng suất và chất lượng trái thanh long chúng ta cần nắm vững những kỹ thuật cơ bản để có thể trồng thanh long một cách đơn giản, hiệu quả nhất.
Vườn thanh long đạt năng suất cao
Dưới đây là một số kỹ thuật mà bà con cần nắm rõ nhằm tăng năng suất cây thanh long hiệu quả:
I.Kỹ thuật làm đất và trụ:
- Chọn đất canh tác: Thanh long là một loại cây dễ trồng, đất phù hợp để trồng thanh long thường là đất cát, đất đỏ, đất xám có khả năng thoát nước tốt và có độ pH trung bình từ 5 – 6.
- Chọn trụ: thường là trụ gỗ hoặc bê tông, trụ có chiều dài từ 2m có cạnh vuông từ 13-17cm và chôn sâu trụ tầm 0.5 – 0.7m. Hiện nay xu thế đang dần chuyển qua sử dụng trụ thấp sau khi chôn từ 1.4-1,6m giúp giảm chi phí ban đầu và dễ chăm sóc sau này.
- Làm đất: đất phải được làm kỹ, sạch cỏ. Sau đó trộn với 5-10kg phân hữu cơ chuyên dùng bón lót. Bà con có thể liên hệ các Nhà sản xuất phân bón hữu cơ đang có bán trên thị trường. nên làm cổ bồn hình chóp nón (hình mu rùa) cao hơn so với mặt bằng chung từ 10-20cm đường kính từ 0,5-1m để tránh úng nước vũng cổ rễ, khiến hom cây bị thối.
Ảnh bồn và trụ cây thanh long
II.Chọn và chuẩn bị giống thanh long:
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống thanh long cho bà con lựa chọn: thanh long ruột đỏ, thanh long ruột vàng và thanh long ruột trắng.
-
Tuy nhiên thanh long ruột đỏ hiên đang được nhiều nhà vườn trồng thanh long lựa chọn vì giá trị dinh dưỡng lớn và có giá thành cao hơn giá có thể lên tới 60-70.000đ/kg. Tuy nhiên nhược điểm của thanh long ruột đỏ là có quả nhỏ hơn, vỏ dày hơn, sức sinh trưởng yếu so với thanh long ruột trắng nên bà con cần cân nhắc trước khi chọn giống.
|
- Chọn cành làm giống (hom): nên chọn những hom to khỏe thẳng dài từ 0,4-0,5m không bị sâu bệnh, tuổi cành từ 6 tháng trở lên, đáy hom
nên gọt hết phần thịt nhằm tránh hom giống bị thối khi cắm xuống đất. Nên giâm hom trước khi trồng để hom ra rễ trước và có thể phát triển nhanh hơn khi trồng.
III.Hướng dẫn kỹ thuật trồngvà bón phân cho thanh long
1.Một số điều cần biết khi trồng thanh long:
- Thanh long là loại cây ưa ánh sáng nên bà con hạn chế trồng quá dày để thanh long có thể phát triển tốt nhất, nếu trồng quá dày cây có thể cho trái nhỏ và không được ngọt làm giảm giá trị của trái. Mật độ trồng trung bình vào khoảng 1000 – 1100 trụ/1ha.
Ảnh minh họa vietdragonfruit.com
- Bà con có thể trồng xen canh với các loại rau ngắn ngày như ớt, dưa, cà, rau muống ...
- Nên làm mương thoát nước ở những nơi dễ bị ngập úng.
Thanh long thường được trồng vào tháng 3–4 hoặc tháng 10–11 dương lịch vì những tháng này là tháng tỉa cành nên nguồn giống rất dồi dào. Đây là những thời điểm cuối mùa mưa nên có độ ẩm phù hợp giúp cây mau ra rễ và tránh được ngập úng. Đối với cây thanh long bà con cần chú ý giữ độ ẩm cho cây trong mùa nắng bằng cách phủ rơm. Sau đó tiến hành giữ ẩm thường xuyên, tránh cây bị mất nước, ảnh hưởng tới chất lượng cành và năng suất.
2.Kỹ thuật trồng:
- Đặt 3 – 4 cành (hom) quanh trụ. Chú ý đặt cành chênh 0-5cm so với trụ để tránh thối gốc cành thanh long do đất ẩm.
- Nên áp gần với mặt trụ để rễ dễ bám vào bề mặt trụ và leo lên dễ dàng hơn.
- Tiến hành cột cành (hom) vào trụ để không bị gãy đổ do tác động bên ngoài.
- Ở những vùng đất khô nên phủ một lớp rơm lên bề mặt xung quanh trụ để giữ ẩm.
3.Bón thúc:
- Khi bón phân cho cây bà con phải tùy thuộc vào chất đất, điều kiện sức khỏe của cây để có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
- Thông thương thì bà con nông dân chia thành 2 kiểu bón phân: bón theo đợt và bón rải ra nhiều lần.
4.Giai đoạn kiến thiết:
- Thực phẩm sạch ( thực phẩm hữu cơ) đang là được nhiều người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Vì thế rất nhiều nhà nông đã mạnh dạn chuyển từ canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ (canh tác sạch hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV). Trước xu thế đó, việc lựa chọn loại phân bón hữu cơ đảm bảo chất lượng để canh tác đóng vai trò rất quan trọng.
- Đối với cây thanh long giai đoạn kiến thiết kéo dài từ 1 – 2 năm nên trong giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, đảm bảo cây có đủ sức khỏe, sức đề kháng cho giai đoạn kinh doanh.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thanh long đậu sai trái
5.Giai đoạn kinh doanh:
- Từ năm thứ 3 trở đi là giai đoạn quan trọng quyết định sản lượng và thu nhập cho nhà nông.
a.Giai đoạn ra hoa tự nhiên:
Những năm gần đây đã có nhiều loại phân hữu cơ chuyên dùng cho cây thanh long, giúp cây phát triển mạnh và khỏe cây hơn sử dụng phân bón vô cơ truyền thống.
Bà sử dụng 5-6kg phân hữu cơ chuyên dùng cây thanh long.
Lần 1: Sau khi tỉa cành từ tháng 10-11: sử dung 1-2kg phân hữu cơ chuyên dùng bón 1 lần, hoặc bón nhiều lần mỗi lần 0.5kg phân hữu cơ chuyên dùng cách nhau 10 ngày. Giúp cây phát triển đợt cành đầu tiên tạo tiền đề cho đợt ra hoa mùa sau.
Lần 2: Sau 40 ngày kể từ ngày bón đầu tiên bón 1-1,5kg phân hữu cơ chuyên dùng 1 lần hoặc chia 2 lần bón mỗi lần cách nhau 10 ngày, giai đoạn này kích phát đợt cành thứ 2.
Lần 3: Vào tháng 3 bón 1kg phân hữu cơ chuyên dùng bón thúc đợt cành cuối cùng và kích cho đợt cành đầu tiên ra hoa.
Sau khi bón lần 3 kết thúc thì cây thanh long đã có từ 3 đến 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên, bà con nên dựa vào sự quan sát của mình mà bón phân sao cho cân đối cây vừa ra hoa đều mà cành vẫn phát chứng tỏ cây phát triển tốt và đều đặn.
Sử dụng phân bón hữu cơ cho năng suất thanh long rất cao
b.Giai đoạn bón phân ra hoa nghịch vụ :
Do kích thích ép cây ra hoa nên để tránh cây bị quá tải do kiệt sức chúng ta nên tăng gấp đôi lượng phân bón so với giai đoạn ra hoa tự nhiên nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
- Chúng ta cũng nên bón đều đặn đúng theo giai đoạn ra hoa tự nhiên.
- Tuy nhiên chúng ta cần quan sát kĩ hơn để có thể bón cân đối trong trọng vụ này.
IV.Một số lưu ý khi trồng thanh long.
Mặc dù thanh long chịu hạn rất tốt, nhưng bà con cũng nên lưu ý kỹ và phải tưới nước sao cho đủ đảm bảo độ ẩm ở thân cây, nếu cây thiếu nước sẽ làm giảm sự phát triển của cây.
Tỉa cành là một việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đợt sau khi thu hoạch, nên cắt bỏ hết những cành già, những cành đã cho quả ở vụ trước, nên chăm sóc tỉa cành thường xuyên quan sát sâu bệnh trên cành và cắt bỏ kịp thời.
Xem thêm các kỹ thuật canh tác trên các loại cây trồng tại đây