Kỹ thuật canh tác

Các biện pháp tăng năng suất hồ tiêu hiệu quả

     Tăng năng suất hồ tiêu đang là vấn đề được nhiều bà con nhà nông quan  tâm, để có thể tăng năng suất cây hồ tiêu bà con cần  nắm rõ đặc tính, nhu cầu dinh dưỡng cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con nhà nông cách tăng năng suất hồ tiêu hiệu quả.
I.Kiến thức cơ bản về hồ tiêu
1.Đặc điểm cây hồ tiêu.

     Hồ tiêu ( tiếng anh là: pepper) là một loại cây thuộc họ dây leo họ hồ tiêu. Hồ tiêu có hoa, được trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và phần lớn quốc gia trên thế giới.
     Diện tích hồ tiêu ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Hồ tiêu là cây thuộc họ dây leo, sống bám vào các cây khác, lá giống lá trầu nhưng nhỏ hơn. Quả nhỏ thành từng chùm lúc xanh có màu xanh lục, chín có màu đỏ. Hồ tiêu thuộc rễ cạn, hiếu khí, không chịu được úng. Cây tiêu phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 20,5 oC – 33 oC, thích hợp ở khu vực đất tơi xốp, nhiều mùn, thông thoáng, độ chua thấp như đất bazan, đất xám, đất vàng đỏ granit….
cây hồ tiêu tại Việt Nam

Cây hồ tiêu được trồng phổ biến tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ của Việt Nam

     Hồ tiêu là cây mang lại giá trị kinh tế cao, thường được sử dụng để làm gia vị, hương liệu, sử dụng trong y dược… Ở nước ta hồ tiêu là một trong số những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao mang lại nguồn lợi kinh tế, việc làm cho người lao động.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu
     Muốn tăng năng suất hồ tiêu trước hết người trồng tiêu cần nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cây để có thể cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho, giúp cây tăng năng suất, không xảy ra hiện tượng mất mùa.
     Trong suốt quá trình phát triển hồ tiêu cần nhiều đạm, kali rồi mới tới lân. Ngoài ra cây hồ tiêu cũng cần các nguyên tố khác magiê, canxi, đồng, mangan, kẽm... 
     Cụ thể, đạm (N) đóng vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng, giúp cây ra nhiều chồi và quả, là yếu đóng vai trò thiết yếu để tăng năng suất hồ tiêu. Nếu cây bị thiếu đạm sẽ không phát triển được lá cây bị vàng và rụng, tỷ lệ đậu hoa thấp, trái nhỏ. Còn nếu lượng đạm trong cây dư thừa sẽ khiến cánh lá phát triển quá mạnh cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công, năng suất thấp.
     Lân ( P) thúc đẩy quá trình ra rễ, đóng vai trò quan trọng trong việc ra hoa và năng suất của cây. Nếu cây bị thiếu lân sẽ cho năng suất thấp, rễ,lá,thân kém phát triển, gân lá bị vàng. 
     Kali (K)  thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, giảm rụng hoa, quả non, tăng sức đề kháng, chống chịu của cây trước các điều kiện bất lợi: hạn hán, sâu bệnh. Đặc biệt kali làm tăng trọng lượng của sản phẩm. Nếu cây thiếu kali trong giai đoạn quả non cây sẽ bị rụng trái non khiến năng suất giảm. Ngoài ra thiếu kali sẽ khiến cây bị khô, cháy lá, xoăn bìa lá, giảm khá năng chống chịu sâu bệnh, khí hậu của cây.
     Canxi (Ca) giúp phát triển rễ và đọt non, tăng khả năng đậu trái,  giúp trái to mẩy. Cây hồ tiêu thiếu canxi sẽ bị xoăn đọt , mất màu xanh của lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây, cây kém phát triển. cho năng suất thấp, thậm chí không cho năng suất.
     Ngoài ra các nguyên tố dinh dưỡng magiê, kẽm..cũng đóng một phần quan trọng không kém trong việc tăng năng suất cây hồ tiêu. Nếu cây tiêu bị thếu magiê sẽ đâm tược kém, lá nhỏ, dễ dẫn đến bệnh vàng lá gân xanh. Còn thiếu kẽm cây thường bị các vết loang trên lá non, lá nhỏ lại ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây.
     Để tăng năng suất cây hồ tiêu ngoài việc nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cây thì người trồng tiêu cũng cần nắm các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, cũng như các biện pháp giúp cây tăng năng suất, phát triển ổn định, cân đối,  cho năng suất cao.
hồ tiêu đạt chất lượng cao

Cây hồ tiêu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trái to,đều,đẹp đạt chất lượng cao

II.Các biện pháp tăng năng suất cây hồ tiêu
1.Chọn giống

     Để tăng năng suất hồ tiêu, việc chọn giống đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống hồ tiêu khác nhau: tiêu Vĩnh Linh, tiêu Ấn Độ, tiêu Phú Quốc, tiêu Trung, tiêu Sẻ... mỗi loại giống đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhà vườn có thể tự taọ giống ở vườn hồ tiêu của gia đình hoặc mua giống ở các trung tâm bán giống uy tín. Để hồ tiêu phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao cần chọn giống khỏe mạnh, không có sâu bệnh, người trồng có thể lấy giống bằng dây lươn hoặc dây ác. 
2.Chọn đất, xử lý đất trồng
     Chọn đất,xử lý đất là kỹ thuật không thếu nếu nhà vườn muốn tăng năng suất hồ tiêu. Đất trồng tiêu cần được xử lý các mầm bệnh bằng vôi, tiến hành cày, bừa để đất có độ thông thoáng nhất định. Các hố trồng tiêu cần được làm sạch cỏ dại.
     Nên chọn đất không bị ngập úng, đất tơi xốp, khả năng hoát nước cao trước khi trồng cần bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng cách bón lót
Chọn trụ
     Nhà vườn có thể chọn trụ sống hoặc trụ chết, tuy nhiên tốt nhất nên chọn trụ sống để trồng tiêu vì hồ tiêu sẽ không bị giới hạn phát triển.. Một số loại cây có thể dùng làm trụ sống: cây gòn, keo, muồng....trụ chết có thể làm từ bê tông, gỗ, gạch...
     Trụ sống cần phải chọn trụ khỏe mạnh, vỏ nhám tương đối dễ bám, cây cần có bộ rễ ăn sâu xuống đất, ít lá, tán thưa để không che mất ánh sáng của cây tiêu. Đối với trụ chết, nên có chiều cao từ 4,5m – 5m, nên sử dụng trụ bằng bê tông để trồng tiêu.
3.Tỉa cành, tạo tán
     Đây là một trong số những biện pháp giúp tăng năng suất cho hồ tiêu hiệu quả, thường được tiến hành sau khi thu hoạch. Loại những cành không có khả năng cho năng suất, bỏ những cành mọc ra từ gốc tiêu những cành không mọc ở thân, cành, những cành lươn, cành treo cũng cần được cắt bỏ. Việc tỉa cành sẽ tạo độ thông thoáng cho cây, giúp cây dễ quang hợp, phát triển, kích thích khả năng ra hoa cho vụ sau, từ đó góp phần tăng năng suất của cây trồng.
4.Bón phân.
     Yếu tố quyết định hàng đầu để tăng năng suất hồ tiêu chính là kỹ thuật bón phân, cần phải bón phân cân đối, hợp lý, phù hợp với  từng loại cây, từng giai đoạn phát triển, từng loại thổ nhưỡng. Tùy theo thói quen canh tác mà nhà vườn có thể sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón vô cơ để canh tác. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng phân bón vô cơ cần thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất, vì khi sử dụng phân bón vô cơ một lượng lớn trong thời gin dài sẽ khiến đất bị chai cứng, thoái hóa. Khiến năng suất hồ tiêu bị sút giảm nghiêm trọng, cản trở quá trình phát triển của cây, chính vì thế việc bổ sung phân bón hữu cơ là rất cần thiết.
Thông thường có 2 cách bón phân: bón lót và bón thúc.
Bón lót:
     Là bón trước khi trồng. Tức khi đào hố xong nhà vườn cần bón lót trước để khi gieo giống xuống, khi bộ rễ cây còn yếu chưa phát triển mạnh cây đã có sẵn một lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Khi bón lót nhà vườn nên sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với một lượng phân vô cơ vừa đủ. Khi sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng cần phải đảm bảo phân được ủ hoại mục để hạn chế, loại bỏ các mầm bệnh, cỏ dại.
Bón thúc:
     Là bón trong suốt quá trình phát triển của cây. Đây là giai đoạn quyết định năng suất của cây trồng, chính vì thế  nhà vườn cần đặc biệt lưu ý. Có thể chia ra bón theo mùa: mùa mưa, mùa nắng hoặc bón theo thời kỳ phát triển của cây: thời kỳ trước khi ra hoa, thời kỳ sau đậu trái và thời kỳ thu hoạch.
Khi bón phân cho cây bà con có thể tạo một đường rãnh quanh tán cây để tránh trường hợp bị trôi phân ra ngoài gây lãng phí.
     Hồ tiêu thuộc dạng rễ cạn, rất dễ bị nhiễm bệnh nên nhà vườn có thể hòa tan phân rồi tưới, hoặc xới nhẹ rồi rải phân lên, tránh làm đứt rễ tiêu, sau đó tiến hành giữ ẩm.
     Cần chú ý trong quá trình phát triển của cây nhà nông nên thường xuyên thăm vườn, theo dõi sự phát triển của cây để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây tránh để cây bị thiếu hụt dinh dưỡng làm giảm năng suất.
     Cần bổ sung các dưỡng chất: kẽm, magiê… cần thiết cho sự  phát triển của cây, cây phát triển khỏe mạnh, ổn định mới cho năng suất cao.
 5.Chăm sóc cây giai đoạn làm bông
     Nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp kích thích ra bông để có thể tăng năng suất hồ tiêu. Tuy nhiên, việc kích thích phải tùy vào tình trạng của cây, nếu cây yếu mà bà con kích thích ra bông quá nhiều sẽ khiến bông bị rụng, khả năng đậu trái thấp, năng suất kém.
     Đây là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất của cây, chính vì thế muốn tăng năng suất cần cần phải bón phân cân đối, hợp lý.
     Thông thường, giai đoạn trổ bông sẽ kéo dài từ 14-21 ngày. Trong giai đoạn này cần phải duy trì độ ẩm cho vườn tiêu, đặc biệt là độ ẩm của không khí, điều này sẽ tăng khả năng  đậu trái của cây, giúp tăng năng suất.
hồ tiêu đạt năng suất cao

Hồ tiêu đạt năng suất cao khi áp đụng đúng các biện pháp kỹ thuật 

6.Chăm sóc cây giai đoạn đậu trái
     Trong thời kỳ đậu trái cần thăm và kiểm tra vươn thường xuyên để kịp thời bổ sung dinh dưỡng để cây nuôi trái. Tránh rụng trái non, rụng gié tiêu, lép hạt làm giảm năng suất.
     Nhà vườn cần biết rằng, cây khỏe, ít sâu  bệnh mới có đủ sức để nuôi nái, mới cho năng suất cao, chính vì thế cần bổ sung dinh dưỡng cho cây kịp thời cân đối để có thể tăng năng sất cây trồng, tránh trường hợp năm được mùa năm mất mùa.
7.Chăm sóc cây giai đoạn sau thu hoạch
     Sau khi thu hoạch nhà vườn cần tiến hành rửa vườn, rửa cây để tiêu diệt một số nấm bệnh có hại trên lá, làm rụng các lá bị già, sâu bệnh. Cần cắt bỏ các cành tiêu lươn, những cành nằm sát mặt đất không có khả năng cho trái.
     Cần rửa vườn, làm sạch vườn, loại bỏ cỏ dại, tiêu hủy các cây bị bệnh, tránh để mầm bệnh lây lan.
     Hãm nước ( xiết nước) là việc làm vô cùng quan trọng để tăng năng suất hồ tiêu, quyết định năng suất của cây trong mùa tiếp theo. Đây là giai đoạn để kích thích mầm hoa hình thành và phát triển. Chuyển cây trồng từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh thực. Trong thời gian này không cần phải tưới nước cho cây. Hết thời kỳ hãm nước nếu không bổ sing dinh dưỡng cần thiết cây sẽ bị suy kiệt. Cây  cần phải phát triển khỏe mạnh, trong thời kỳ chuyển từ sinh trưởng sang sinh thực
     Giai đoạn sau thu hoạch có chăm sóc tốt thì cây tiêu mới cho năng suất cao. Ngoài các biện pháp đã nêu trên thì nhà nông còn có thể tăng năng suất hồ tiêu bằng cách trồng các thảm thực vật đặc biệt là các cây họ đậu giúp giữu ẩm, hạn chế cỏ dại.
     Một yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây hồ tiêu là thời tiết, trong suốt quá trình phát triển của cây đã được chăm sóc tốt, nhưng một số yếu tố của thời tiết bất lợi: mưa, gió… đặc biệt trong giai đoạn cây ra bông sẽ giảm năng suất của cây.
     Tăng năng suất hồ tiêu phải luôn song hành với việc tăng chất lượng. Trong xu thế phát triển chung của thị trường chất lượng hồ tiêu mới là yếu tố quyết định giá trị của sản phẩm. Nếu nhà nông chỉ đầu tư để cây trồng tăng năng suất mà quên đi chất lượng, khi sản phẩm bán ra với giá thấp thì thiệt hại cuối cùng thuộc về chính nhà nông. Tăng năng suất nhưng phải tăng chất lượng sản phẩm chính là con đường phát triển bền vững cho hồ tiêu ở hiện tại và trong thời gian tới.
 

 
Back-top-top