Từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Bình Phước tình hình sâu bệnh trên cây trồng diễn biến khá phức tạp. Đặc biệt bệnh vàng lá thối rễ trên cây quýt đường bùng phát mạnh, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm quýt đường ở địa phương. Để nâng cao chất lượng sản phẩm quýt đường cũn như phát triển bền vững cây có múi nhà vườn cần có các biện pháp quản lý và phòng ngừa tốt đối tượng dịch hại này.
1.Nguyên nhân phát triển bệnh vàng lá thối rễ
Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi thường xuất hiện vào mùa mưa. Nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ chính là do bộ rễ của cây bị nấm, tuyến trùng tấn công, từ đó hình thành các vết thương, khả năng miễn dịch của cây kém, kèm theo đất ở xung quanh rễ cây bị ẩm, ướt do thời tiết, nước tưới… tạo môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển ngày càng mạnh làm rễ cây bị thối.
2.Biểu hiện của bệnh vàng là thối rễ trên cây có múi
Rễ cây bị thối, hư hại khiến cây không thể hấp thu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển lên cây, khiến lá bị vàng, cây còi, kém phát triển rồi chết gây thiệt hại cho nhà vườn.
Bệnh hoàn toàn có thể phát hiện bằng mắt thường. Ban đầu là hiện tượng vàng lá, lá nhỏ, xoắn lá, lá bị rụng. Ở rễ khi đào lên sẽ thấy rễ cây bị thối, phần vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần gỗ. Phần gỗ ở những vũng rễ bị hư sẽ có màu sọc nâu, lan dần từ rễ con vào đến rễ cái. Khiến cành bị khô hoặc chết cây.
![bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi](/UserFiles/images/benh-vang-la-thoi-re.jpg)
Biểu hiện của bệnh vàng lá thôi rễ Nguồn:arysta.vn
3.Hậu quả nặng nề của bệnh
Nhiều nhà vườn trồng quýt đường ở Bình Phước thời gian này đã phải đốn bỏ vườn quýt do bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ. Là một người hơn 4 năm gắn bó với cây quýt đường anh Nguyễn Văn Sạn (xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) đã không còn xa lạ với bệnh vàng lá thối rễ. Anh Sạn chia sẻ, trước đây tôi xài phân hóa học rất nhiều, thuốc cũng xài thuốc hóa học nhưng nó cứ tái đi tái lại hoài, khi mình mới bón, mới tưới thuốc thì nó xanh, hết thuốc thì nó xuất hiện trở lại nó làm rụng trái, cây kém phát triển, thiệt hại rất nhiều, cây mà nó đã bệnh rồi thì năng suất kém rất nhiều thậm chí có những vườn chăm sóc trái lớn gần thu rồi vẫn bị rụng, nhiều nhà vườn thất thu.
Không chỉ anh Sạn mà rất nhiều nhà vườn ở Bình Phước chỉ khi mất mùa, cây chết liên tục thì họ mới bắt đầu chuyển đổi loại phân bón mình đang dùng và tìm cách chăm sóc và quản lý sâu bệnh mới, để khôi phục lại vườn cây, phát triển cây trồng bền vững mang lại nguồn thu kinh tế ổn định.
4.Biện pháp trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh vàng lá thôi rễ trên cây có múi hiệu quả
Sau khi tham gia chương trình “Chuyển giao khoa học-kỹ thuật” của công ty TNHH SX-TM Đại Nam - Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển ở T.P Vũng Tàu tổ chức ở Bình Phước nhiều nhà vườn ở đây đã chuyển qua sử dụng dòng sản phẩm phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển. Những vườn quýt sâu bệnh đã được phục hồi. Giờ nhìn những trái quýt căng bóng, mơn mởn sai trĩu khắp vườn, cả những gốc mắc bệnh vàng lá thối rễ trước đây cũng đã phục hồi và trổ bông, ra trái niềm vui, niềm phấn khởi đã trở lại với bà con Bình Phước.
Anh Sạn bộc bạch “Khi xài Ong Biển giảm chi phí về công, giảm ảnh hưởng sức khỏe so với phân hóa học, hạn chế được xịt thuốc, phân thì chỉ bỏ gốc giảm rất nhiều so với thuốc hóa học. Đặc biệt những bệnh vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh, rệp sáp khi mình xài Ong Biển rồi không cần phải xịt, cây phục hồi rất tốt. Những cây vàng lá thối rễ phục hồi được 95% rồi bây giờ đang ra trái ra bông, lá xanh dày. Nói chung là so sánh, năng suất năm nay đạt hơn năm ngoái, năm ngoái trong tết thu được 10 tấn thôi hiện tại bây giờ so với trái trên cây nữa năm nay tôi đánh giá đạt 20 tấn”
Trong phân hữu cơ OBI-Ong Biển có chứa các hợp chất “kháng sinh tự nhiên” giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng đối với các nguồn bệnh hại, nâng cao năng suất, người trồng không bị nhiễm chất độc hại từ thuốc trừ sâu ảnh hưởng sức khoẻ.
5. Chất lượng được kiểm chứng từ chính bà con nhà nông Việt
Ông Trần Hữu Sơn (xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước) cho biết: “Bà con đã từng xài rất nhiều loại phân hóa học nhưng những loại phân thuốc hóa học này từng ngày từng giờ nó giết hết những vi khuẩn mà có lợi trong đất, chính vì vậy ngành nông nghiệp bây giờ cũng đi theo hướng nông nghiệp hữu cơ sạch, an toàn mà phân Ong Biển là một con đường đi tới nông nghiệp sạch an toàn. Sau khi sử dụng loại phân bón này tôi thấy Ong Biển là nguồn phân hữu cơ sạch, có lượng vi sinh rất lớn làm cho đất tơi xốp. Phân Ong Biển đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và có một lượng vi khuẩn giống như một cái áo giáp bảo vệ cho cây trồng cho nên bà con rất là yên tâm.”
Con đường tiến đến một nền nông nghiệp sử dụng phân hữu an toàn và bền vững như bà con nông dân xã Thuận Phú (Huyện Đồng Phú, Bình Phước) là rất cần thiết. Tuy nhiên, trước “ma trận” của hàng loạt các loại phân bón như hiện nay, việc cần thiết và cấp bách nhất của bà con là tìm được một loại phân hữu cơ có chất lượng cao để sử dụng lâu dài, kháng được sâu bệnh hại và cải tạo đất bạc màu, chua, phèn, mặn, thành đất màu mỡ, tơi xốp thích hợp cho cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Hoàng Phú Quốc - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Phú, Huyện Đồng Phú, Bình Phước nói: “Vừa qua thì bà con trong ấp Bầu Cây Me vừa rồi sử dụng phân Ong Biển khoảng hơn 1,5 tháng, phản hồi của nhà vườn với dòng phân bón này rất tốt trong việc trồng và chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi. Định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ của công ty hoàn toàn phù hợp định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. Hạn chế sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học từ đó cải tạo đất nâng cao năng suất, chất lượng giá trị của nông sản địa phương mang đến cho bà con nhà nông ở đây có nguồn thu ổn định, phát triển kinh tế gia đình.”
Phòng trị bệnh trên cây trồng, đặc biệt đối với bệnh vàng lá thối rễ, từ thực tiễn sản xuất cho thấy, phân bón hữu cơ vi sinh OBI-Ong Biển thực sự đã góp phần giúp vườn cây có múi như cam, quýt sung tốt, trái đẹp, năng suất cao, đồng thời góp phần rất tích cực vào việc giúp vườn cây có múi vượt thoát giai đoạn hiểm nghèo của bệnh vàng lá thối rễ.