Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cây trồng phát triển kém, giảm sức đề kháng và khả năng chống chịu. Khi gặp điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm tăng cao, sâu bệnh dễ phát sinh, xâm nhập và gây hại cho hoa và trái cà phê...
NGUYÊN NHÂN RỤNG TRÁI NON TRÊN CÂY CÀ PHÊ
Cây cà phê có chu kỳ sinh trưởng khép kín. Khi bước vào thu hoạch, cây đồng thời cũng bắt đầu phân hóa mầm hoa cho vụ sau. Lúc này, cây đã tiêu hao nhiều dưỡng chất để nuôi trái, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Hậu quả là cây suy kiệt, không đủ sức nuôi trái mới, gây rụng hoa, rụng trái non và sụt giảm năng suất.
Nếu cây cà phê mang quá nhiều trái mà không được bón phân kịp thời, cây sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi toàn bộ trái. Khi đó, theo cơ chế sinh học tự bảo vệ, cây sẽ chủ động rụng bớt trái non để duy trì sự sống, dẫn đến giảm năng suất.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây rụng trái non gồm:
- Không bón phân kịp thời sau khi cây ra trái.
- Thời tiết bất lợi như mưa kéo dài, độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
- Sâu bệnh tấn công: nấm gây thối cuống trái, khô cành; rệp sáp chích hút làm trái rụng sớm.
- Vết thương hở từ côn trùng tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập
 |
Hiện tượng rụng trái non trên cây cà phê. |
Cách khắc phục rụng trái non hiệu quả bằng phân bón hữu cơ Ong Biển
Sử dụng phân bón đúng thời điểm và đúng loại là giải pháp thiết thực giúp cây cà phê phục hồi sức sống, tăng đề kháng và hạn chế rụng trái non. Dưới đây là quy trình khuyến nghị sử dụng phân bón OBI - Ong Biển theo từng giai đoạn:
1. Sau thu hoạch – tái tạo tán, phục hồi cây
Cần tiến hành cắt cành, tạo tán hợp lý cho cây cà phê. Loại bỏ các cành khô, già cỗi, sâu bệnh, cành vượt, cành vô hiệu… giúp vườn cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nuôi cành mang trái.
 |
Vườn cà phê gần 30 năm tuổi của ông Nguyễn Đức Đảm (thôn Tân Phú, xã Ea Tóh, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) vẫn duy trì năng suất ổn định sau 2 năm sử dụng phân bón hữu cơ Ong Biển. |
2. Giai đoạn trước khi ra hoa (sau khi xiết nước):
Bón 2kg Phân bón Hữu cơ Ong Biển 3 Đặc biệt/gốc giúp cây khỏe mạnh, ra hoa đồng loạt, hạn chế rụng hoa và trái non, tăng tỷ lệ đậu trái, từ đó nâng cao năng suất.
3. Giai đoạn nuôi trái (sau khi xiết nước 2,5 - 3 tháng):
Bón 1kg Phân bón Hữu cơ Ong Biển 3 Đặc biệt/gốc giúp trái phát triển to, khỏe, cuống dài và chắc, nhân đầy, hạn chế rụng trái non, nâng cao sản lượng và chất lượng hạt.
 |
Vườn cà phê gần 30 năm tuổi của ông Nguyễn Trọng Lưu (xã Ea Tóh, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) vẫn cho năng suất cao nhờ sử dụng phân bón OBI - Ong Biển. |
4. Giai đoạn trước thu hoạch (1,5 - 2 tháng trước khi hái):
Cuối mùa mưa, bà con nên bón 1kg Phân bón Hữu cơ Ong Biển 3 Đặc biệt/gốc để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái giai đoạn cuối, giúp trái chín đều, chắc hạt.
Cây cà phê rất cần sự cân đối dinh dưỡng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ Ong Biển không chỉ giúp cung cấp đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, mà còn giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với sâu bệnh và thời tiết bất lợi. Đồng thời, giúp tạo lượng cành dự trữ cho vụ sau, tăng tỷ lệ ra hoa – đậu trái, hạn chế tối đa hiện tượng rụng trái non và nâng cao năng suất.
Lưu ý:
Trong giai đoạn cây ra hoa, bà con tuyệt đối không phun bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc sinh học. Giai đoạn này cây rất nhạy cảm với hóa chất, dễ gây hiện tượng rụng bông sinh lý.