Kiến thức nông nghiệp

Tăng năng suất cây cam!Những biện pháp đơn giản và hiệu quả

Cam là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có nhiều cách để tăng năng năng suất cây cam. Tuy nhiên để tăng năng suất cây cam bà con cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau từ chọn giống, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tỉa cành, tạo tán… Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách tăng năng suất cây cam hiệu quả, mang lại nguồn thu kinh tế lớn cho nhà vườn.

 

Các biện pháp tăng năng suất cam

1.Chọn giống 

     Giống là yếu tố hết sức quan trọng để có thể tăng năng suất cây cam.  Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống cam khác nhau: cam mật không hạt, cam Soàn, cam Mật, cam Sành, cam Xã Đoài, cam Bù…mỗi giống cam đều có những ưu nhược điểm, phù hợp trồng ở các vùng khí hậu khác nhau tạo nên đặc sản của từng vùng miền.
Tuy nhiên bà con cần lưu ý một số điểm chung khi lựa chọn giống cam:
-     Đầu tiên bà con cần lựa chọn giống cam phù hợp với từng vùng, miền, loại đất trồng. Đây là yếu tố rất quan trọng để quyết định năng suất cây cam. Chẳng hạn giống cam mật không hạt sẽ phù hợp với khí hậu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Lâm đồng…. cây cam sành phù hợp trồng ở khu vực các tỉnh phía Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái....

giống cam đạt năng suât cao
Khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng trong việc canh tác cây cam hiệu quả Nguồn:lamnghenong.com.vn

-     Ngoài ra bà con cần chọn giống khoẻ mạnh, không bị dị dạng, không có các biểu hiện của sâu bệnh hại, phát triển không cân đối….
-     Nên chọn giống có độ cao trung bình từ 60cm – 65cm tính từ vị trí của mắt ghép.

2.Chọn đất trồng

     Cam thuộc nhóm rễ cọc, ăn sâu vào lòng đất vì thế cây cam có thể trồng được ở nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau: đất phù san ven sông, đất pha cát, đất ở các vùng thung lũng…. Tuy nhiên đất trồng cam nhất thiết phải có độ thông thoáng, khả năng thoát nước tốt vì cây cam không chịu được ngập úng.
     Đất trồng cam cần được tiến hành xử lý kỹ mầm bệnh đặc biệt đối với các vườn cam trồng lại trên vùng đã trồng các loại cây khác trước đó.  Nên trồng các cây họ đậu, lạc tiên… để hạn chế cỏ dại phát triển.
     Đối với vùng đất rừng mới khai phá để trồng cam bà con cần phải phát quang, đào bỏ rễ cây rừng, san ủi mặt bằng tương đối. Cần cày, bừa đất để làm sạch cả dại, tạo độ tơi xốp cho đất.

3.Mật độ trồng

     Để cây cam cho năng suất cao, mật độ trồng đóng vai trò rất quan trọng. Mật độ trồng cam tuỳ thuộc nhiều vào giống cây: cây ghép trên gốc gieo hạt, cây ghép nhân giống vô tính… Bà con nên chia thành các lô, đào hố để trồng cam, đào hố hặc làm mô trồng.
     Mật độ trồng thích hợp đối với giống cam được ghép trên gốc gieo hạt là: cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m.
     Còn đối với giống cam ghép nhân giống vô tính là: cây cách cây 3m, hàng các hàng 4m.

4.Hố trồng

     Ở các vùng đất thấp, bà con có thể đắp mô để trồng cam. Đất đắp mô thường sử dụng là đất ở ao, mương, đất ở các khu vực bãi bồi ven sông… Mô thường rộng 70-90cm, cao khoảng 25-30cm. Phần ở giữa mô bà con nên trộn với 5-7kg phân hữu cơ để bón lót cho cây trong giai đoạn đầu.
     Tại các vùng đồng bằng kích thước hố có thay đổi thường 60x60x60cm, tại vùng núi bà con nên đào hố sâu hơn kích thước hố phù hợp là 70x70x70cm. Bà con có thể sử dụng lớp đất đào lên trộn với 7 - 10kg phân bón hữu cơ, rồi lấp hố, tưới nước giữ ẩm trước khi trồng từ 20 - 25 ngày.

5.Xử lý ra hoa

     Xử lý ra hoa là yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây cam. Bà con có thể xử lý ra hoa bằng cách ngưng tưới nước trong khoảng 2-4 tuần, đến khi cây cam có dấu hiệu hơi héo lá. Sau đó tưới nước trở lại, bà con cần cung cấp đầy đủ nước trong 3 ngày liên tục, ngày tưới 2 lần sáng sớm và chiều mát.
     Khi kích thích ra hoa phải tuỳ thuộc vào tình hình phát triển của cây. Nếu cây yếu thì không nên kích thích quá nhiều, làm giảm khả năng đậu trái.
     Các hoa ra muộn, ra ở vị trí không thích hợp, hoa dị hình…thì bà con nên loại bỏ bớt.

6.Tỉa cành, tạo tán

     Sau mỗi vụ thu hoạch bà con cần phải tỉa cành, tạo tán cho cây. Lúc này bà con sẽ loại bỏ các cành sâu bệnh, cành tăm, cành khô, cành vượt, cành quá yếu hoặc quá già, các cành không có khả năng cho trái...nhằm tạo sự thông thoáng cho cây, giúp cây phát triển cân khoẻ mạnh, cân đối cho năng suất vụ sau.

7.Phòng trừ sâu bệnh trên cây cam

     Một số loại sâu bệnh trên cây cam: sâu đục thân, thối quả, nhện, rệp…bà con cần sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Cắt tỉa cành thường xuyên đặc biệt là các cành già, sâu bệnh, cành bị sâu đục thân…
     Sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học để tăng chất lượng nông sản, hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. bà con có thể sử dụng các loại bẫy sinh học, nuôi các loại thiên địch có lợi, trồng xen canh một số cây trồng không có cùng đối tượng sâu hại…
     Bón phân cân đối, hợp lý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, giúp cây tăng sức đề kháng tự nhiên từ đó hạn chế các loại sâu bệnh hại.

Tăng năng suất cây cam bằng việc sử dụng phân bón hữu cơ hợp lý

     Phân bón chiếm 55% trong việc tăng năng suất cây cam. Lựa chọn loại phân bón phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, cây trồng sẽ giúp cây trồng phát triển vượt trội và cho năng suất cao. Trong thời điểm người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn chất lượng sản phẩm thì bà con nên sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ để trồng và chăm sóc cây cam từ đó tăng chất lượng, giá trị của nông sản.
     Khi sử dụng phân bón hữu cơ liên tục nhiều năm vườn cam của bà con sẽ được một số lợi ích:
     Đất được cải tạo. Phân bón hữu cơ bổ sung cho đất các vi sinh vật hữu ích, đưa đất về môi trường hữu cơ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.

  • Cây cam: đảm bảo cây cam phát triển khoẻ mạnh, tăng tuổi thọ, tăng sức đề kháng của cây, giúp cây kháng lại các loại bệnh hại trên cây trồng. Đặc biệt là bệnh vàng lá gân xanh, thối rễ, tuyến trùng. Lá xanh, dày, bóng.

  • Năng suất: Năng suất ổn định, vượt trội. Không xảy ra hiện tượng năm được mùa năm mất mùa.

  • Chất lượng nông sản tăng: do không càn sử dụng bất kỳ loại thốc BVTV, phân bón hoá học nào trong quá trình canh tác. Từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm. An toàn cho người sử dụng sản phẩm và nười tiêu dùng nông sản.

  • Môi trường: giúp nhà nông canh tác an toàn hơn, cân bằng hệ sinh thái, trả lại sự hoà hiếu môi trường của các loài sinh vật.

cam năng suất cao

Phân bón hữu cơ khi sử dụng cho cây cam đạt năng suất vượt trội hơn so với phân bón thông thường

Kỹ thuật bón phân cho cây cam giúp tăng năng suất

     Kỹ thuật bón phân chiếm 30% trong việc tăng năng suất cây cam. Ở trong mỗi thời kỳ kiến thiết, kinh doanh cây đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Bà con cần lưu ý khi bón phân, nên cân đối lượng phân bón để phù hợp với tình hình phát triển của cây, tình trạng thổ nhưỡng.
     Ở thời kỳ kiến thiết: từ năm đầu tiên đến năm thứ 3, bà con bón 0,2 - 1kg/cây/lần phân bón hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh chia làm nhiều lần bón khác nhau.
     Ở thời kỳ kinh doanh: Bà con tuỳ theo độ tuổi và tình trạng phát triển của cây để cân đối lượng phân bón cho phù hợp. Bà con có thể chia làm 4 lần bón chính: trước khi ra hoa, sau khi đậu trái, nuôi trái, sau thu hoạch.

  • Lần 1: Trước khi ra hoa: Đối với những cây cam 4 - 6 năm tuổi bà con có thể bón 2,5 - 4kg/cây/lần. Cây hơn 6 năm tuổi bón 3,5 - 5kg/cây/lần phân bón hữu cơ.
  • Lần 2: Sau khi đậu trái (từ 6 - 8 tuần):Cây cam 4 - 6 năm tuổi bà con có thể bón 2 - 2,5kg/cây/lần. Cây trên 6 năm tuổi bón 2 - 3,5kg/cây/lần phân bón hữu cơ.

  • Lần 3: Thời kỳ nuôi trái:Cây cam 4 - 6 năm tuổi bà con có thể bón 2-4kg/cây/lần. Cây trên 6 năm tuổi bón 2 - 5kg/cây/lần phân bón hữu cơ. Ở thời kỳ này bà con cần bổ sung thêm phân hữu cơ khoáng cho cây, cây cây phát triển khoẻ, hạn chế rụng trái, trái phát triển to, đều, đẹp.

  • Lần 4: Sau khi thu hoạch:Việc chăm sóc cây cam sau thu hoach đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất vụ tiếp theo.Sau thu hoạch đối với cây cam từ 4 – 6 tuổi bà con cần bổ sung 1 – 2kg/lần, còn cây trên 6 tuổi bà con có thể bổ sung 2 – 3kg/lần phân hữu cơ.
     

     Tăng năng suất cây cam là mong muốn của mọi nhà vườn, để cây cam cho thu nhập lâu dài, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, khi bà con muốn tăng năng suất cây cần phải xem xét tình hình phát triển, sức khoẻ của cây. Bà con nên ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học… trong trồng và chăm sóc cây từ đó phát triển cây cam bền vững.

Back-top-top