Trong bài viết lần trước chúng tôi đã hướng dẫn bà con cách nhân giống cây có múi. Trong bài viết hôm nay chúng tôi tiếp tục hướng dẫn bà con cách trồng và chăm sóc cây có múi để đạt hiệu quả cao nhất.
5.Thiết kế vườn
-
Khi thiết kế vườn bà con cần lưu ý đến địa hình, đất, nguồn nước, giao thông…. Sao cho thuận lợi nhất. đặc biệt là yếu tố nguồn nước, đảm bảo không bị thiếu nước vào mùa khô.
-
Tùy theo độ dốc của đất, vị trí của vườn hay nguồn nước ( nước ngầm, nước tưới) mà bà con thiết kế vườn sao cho phù hợp theo kiểu của đất bằng hay kiểu bậc thang.
-
Đối với vườn cây có múi ở khu vực ĐBSCL thì bà con cần phải lên liếp mới tiến hành trồng. Liếp có thể là liếp đôi ( rộng 12m, dài 250m) hoặc liếp đơn ( rộng 3m, dài 6m). Chiều cao của liếp khoảng hơn 40cm. Khi lên liếp bà con có thể lên liếp kiểu cuốn chiếu, đắp thành băng, đắp mô…
-
Đối với vùng đất dốc bà con cần có các phương án chống xói mòn đất bằng cách thiết kế ruộng bậc thang, trồng thảm chống xói mòn từ các cây họ đậu, cỏ…
-
Bà con nên trồng ở xung quanh vườn các loại cây có chức năng chắn gió: keo tai tượng, cao su…
-
Nên đào hồ để dự trữ nguồn nước để chủ động về nguồn nước tưới
-
Bà con cần phải xử lý cỏ dại, các tàn dư (rễ cây, cành lá rụng, gốc cây…) bà con có thể tận dụng để che phủ đất, giúp đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại phát triển... Một số loài cỏ dại xuất hiện nhiều trong vườn cây có múi: cỏ lồng vực cạn, cỏ đuôi phụng, cỏ tranh, cỏ lông, cỏ lục lông, cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ mần trầu, cỏ hôi, cỏ rau trai….
-
Về hố trồng: ở các vùng có địa hình cao bà con có thể dào hố theo kích thước 70 -70 - 70cm, còn vùng đồng bằng kích thước hố sẽ là 60 – 60 - 60cm.
-
Khi đào hố trồng, bà con cần bố trí hố ( hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác…) sao cho cung cấp đủ ánh sáng, thích hợp cho cây phát triển lâu dài.
Thiết kế vườn cây phù hợp là một trong những việc quan trọng mà nhà nông cần quan tâm Nguồn:kythuatcaytrong.blogspot.com
6.Cách trồng, mật độ trồng
-
Trước khi trồng bà con cần lưu ý một số điểm: tỉa bớt lá trên cây giống, nếu rễ cọc dài thì cần phải cắt bớt phần rễ cọc để giảm tình trạng thối rễ cây. Thông thường khi trồng thì bà con sẽ để thẳng bầu cây đối với giống ươm bầu hoặc giống chiết có nhanh phân bố đều, còn đối với giống ít nhánh thì nên đặt nghiêng cây để có thể tạo tán cho cây.
-
Cách trồng:
+ Bà con đào hố kích thước
+ Bà con nên sử dụng rơm để tủ gốc,khi tủ gốc bà con cần lưu ý cách gốc khoảng 10-15cm không nên tủ sát gốc quá. Việc tủ gốc sẽ hạn chế hiện tượng thoát nước, hạn chế cỏ dại phát triển, đặc biệt khi lớp rơm này phân hủy sẽ tạo thành nguồn dinh dưỡng cho cây.
-
Sau khi trồng khoảng 20 ngày, bà con cần kiểm tra vườn, tiến hành trồng dặm, thay thế những cây bị chết, cây không phát triển sâu bệnh gây hại quá nhiều.
-
Về mật độ trồng thì bà con có thể điều chỉnh mật độ trồng của cây phù hợp với diện tích vườn, nguồn nước, khả năng đầu tư phân bón của bà con. Không nên trồng quá dày, khiến cây không có không gian phát triển, còn nếu trồng quá thưa sẽ khiến diện tích đất không được tận dụng hết.
-
Mật độ trồng phù hợp:
Đối với cây có múi có tán rộng như cây bởi thì mật độ trồng trung bình có thể 6 x 7m ( cây cách cây 5m. hàng cách hàng 6m).
Đối với cây có múi có tán nhỏ như cây cam thì mật độ trồng trung bình sẽ là 5 x 5m. Đối với cây quýt, chanh thì mật độ trồng phù hợp là 3 x 4m.
7.Bón phân
Bón lót đóng vai trò quan trọng cho cây phát triển, bà con nên sử dụng phân hữu cơ để bón lót bà con có thể sử dụng 1-2kg/gốc phân bón hữu cơ vi sinh rồi tưới nước giữ ẩm, khoảng 20 – 30 ngày thì có thể trồng được.
Tùy vào từng giai đoạn của cây ( kiến thiết hay kinh doanh), tùy thuộc vào tình hình phát triển của cây, điều kiện thổ nhưỡng … để có lượng phân bón phù hợp. (Tham khảo bài viết: Kỹ thuật bón phân cho cây có múi )
Phân bón hữu cơ giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh cũng như giúp đạt năng suất chất lượng vượt trội
8.Chăm sóc cây có múi sau thu hoạch
Việc chăm sóc cây có múi sau thu hoạch có ý nghĩ quan trọng trong việc quyết định năng suất của mùa vụ tiếp theo. Nếu khâu chăm sóc sau thu hoạch tốt thì mùa sau bà con sẽ có một vụ vụ mùa bội thu. Để chăm sóc cây có múi sau thu hoạch bà con cần:
Sau khi thu hoạch cây sẽ thường bị thiếu các dinh dưỡng thiết yếu nên bà con cần phải bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết để cây không bị suy kiệt. Bà con có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh khoảng 2,5-3kg/ gốc để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Bà con tiến hành cắt tỉa cành đã mang trái( khoảng 15cm) cắt bỏ các cành già, cành sâu bệnh cành không có khả năng cho trái, cành nằm trong tán… để tạo sự thông thoáng cho cây phát triển.
Đối với nhóm cây có múi bà con có thể quét vô ở dưới gốc cây để có thể hạn chế sự tấn công của nấm bệnh hay sâu bọ tìm đến đẻ trứng vào các kẽ nứt của cây.
Để vườn cây có múi của bà con cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt bà con cần phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp trong trồng và chăm sóc cây.
Bà con nên chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sử dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ sang phương thức canh tác mới sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, áp dụng các phương thức canh tác hữu cơ để có thể nâng cao chất lượng, giá tri của nông sản.