I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÂN BÓN
Phân bón là gì?
Phân bón là những chất hay hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên hay nhân tạo (chế biến bằng quy trình công nghiệp) được đưa vào đất làm thức ăn chứa các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng phát triển tốt đạt năng suất cao và nâng cao độ phì nhiêu, màu mỡ của đất đai.
1.Hình thái
Là chỉ trạng thái tồn tại của phân bón gồm dạng bột, dạng viên, dạng lỏng, dang tinh thể .v.v.
2.Dinh dưỡng tổng số
Tất cả các dạng chất dinh dưỡng có trong đất được gọi là chất dinh dưỡng dưới dạng tổng số.
3.Dinh dưỡng hữu hiệu
Dinh dưỡng hữu hiệu (hay còn gọi là dinh dưỡng dễ tiêu, dễ hấp thu) là những chất dinh dưỡng dưới dạng cây trồng có khả năng hấp thu và sử dụng được. Những chất dinh dưỡng này phải được hòa tan trong nước, chủ yếu là dung dịch đất. Ví dụ đạm hữu hiệu ở dạng NH4 hay NO3, P2O5 là dạng lân hữu hiệu và kali là K2O.
4.Hàm lượng dinh dưỡng trong phân
Là số lượng (tính theo % hay ppm) các chất dinh dưỡng hữu hiệu chứa trong phân. Ký hiệu TE (Trace Element) đi kèm với tên phân là chỉ các chất trung, vi lượng.
5.Nhu cầu dinh dưỡng của cây
Là lượng dinh dưỡng mà cây cần qua các giai đoạn, các thời kỳ sinh trưởng để tạo ra một đơn vị năng suất. Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng có 2 mặt:
Mặt lượng là số lượng chất dinh dưỡng cây cần để cấu thành một đơn vị năng suất.
Mặt chất là các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau mà cây cần trong các giai đoạn sinh trưởng để hình thành năng suất.
II.Phân loại phân bón và các chất liên quan:
1.Loại phân bón dựa vào nguồn gốc được chia làm 2 loại
2.Chất cải tạo đất
Là những chất hay hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ được đưa vào đất với mục đích để cải tạo đất, thay đổi các tính chất về mặt vật lý, hóa học, sinh học (như nâng cao độ phì, ổn đinh pH,…) của đất cho phù hợp với sự sinh trưởng của cây trồng.
3.Chất phụ gia
Là những chất hữu cơ hay vô cơ đươc đưa vào phối trộn với các chất dinh dưỡng trong quá trình sản xuất, chế biến phân bón.
4.Chất giữ ẩm
Là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo đưa vào phối trộn trong phân bón, có khả năng hút nước, giữ nước, giữ ẩm.
5.Các chất hạn chế sự thất thoát phân bón hay các chất hỗ trợ tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Là nhứng chất được phối trộn vào phân bón có công dụng hạn chế thất thoát hay tăng hiệu suất sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
III.Các thông số của phân bón
1.Hệ số sử dụng phân bón
Tỷ lệ % chất dinh dưỡng trong phân sau khi đã trừ lượng dinh dưỡng thất thoát phần còn lại được cây trồng sử dụng được gọi là hệ số sử dụng phân bón.
2.Hiệu suất phân bón
Là số đơn vị sản phẩm/nông sản thu được trên một đơn vị phân bón nguyên chất. hiệu suất phân bón được tính bằng cách so sánh năng suất thu được giữa công thức bón loại phân đó và công thức không bón loại phân đó trong cùng một điều kiện canh tác và sử dụng phân bón khác. Từ mức năng suất tăng lên mà đánh giá hiệu suất của phân bón.
3.Số lần
Chỉ số lần đưa các loại phân bón vào đất hay phun lên lá cung cấp cho cây trồng trong một khoảng thời gian nhất định theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng đó.
4.Thời điểm bón
Chỉ thời điểm đưa các loại phân bón vào đất hay phun lên lá cho cây trồng theo nhu cầu của cây trồng đó.
5.Cách bón
Cách bón là phương thức để sử dụng các loại phân bón/ phương thức đưa các loại phân bón vào đất cho cây trồng theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng đó, như rải đều trên mặt đất, bón theo hốc, theo rãnh,…
6.Thời kỳ bón
Là những quy định về phân chia lượng phân bón cho cây vào các thời điểm/ thời kỳ khác nhau trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng để nâng cao hiệu quả phân bón trong một quy trình bón phân. Có hai thời kỳ:
Bón lót là bón phân trước khi gieo trồng nhằm cải tạo đất và làm thức ăn cho cây ngay từ lúc còn nhỏ mới phát triển rễ.
Bón thúc là bón trong thời kỳ cây đang sinh trưởng, phát triển với mục đích cung cấp đủ và kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển tươi tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
7.Độ sâu
Độ sâu bón là chỉ độ sâu trong đất (tầng canh tác) mà các loại phân bón được bón vào đất với mục đích cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng.
8.Công thức bón/ lượng phân bón
Là chỉ khối lượng các chất dinh dưỡng tính bằng kg cần bón cho 1 hecta trong 1 chu kỳ sinh trưởng (cây lâu năm) hay 1 vụ với cây hằng năm (cây ngắn ngày).Lượng phân bón = (nhu cầu dinh dưỡng của cây – khả năng cung cấp của đất)/hệ số sử dụng phân bón.
9.Quy trình bón phân
Là thể hiện tất cả phương pháp bón gồm khối lượng phân bón, số lần, thời gian bón, cách bón,….
10.Yếu tố hạn chế thiếu
Là các yếu tố về dinh dưỡng mà khi thiếu nó năng suất cây trồng sẽ giảm một cách rõ rệt.
11.Yếu tố gây độc (chất gây hại cho cây trồng)
Là chỉ các yếu tố trong đất khi có nồng độ vượt quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc cho cây trồng và làm giảm sút năng suất cây trồng, như kim loại nặng gây độc cho cây, hay quá trình phân hủy các chất hữu cơ sinh ra một số chất acid gây ngộ độc hữu cơ cho cây.
12.Hiệu quả kinh tế của phân bón
Thu nhâp từ sử dụng phân bón = năng suất tăng lên x giá nông sản thời điểm đó.
Chi phí cho sử dụng phân bón = chí phí mua phân + chi phí vận chuyển + chi phí bảo quản + chi phí thu hoạch và vận chuyển nông sản + chi phí bón phân.
Thu nhập thuần/ lãi thuần từ phân bón = thu nhập từ sử dụng phân bón – chi phí cho sử dụng phân bón.
II.CÁC ĐỊNH LUẬT TRONG SỬ DỤNG PHÂN BÓN
1.Định luật trả lại
Nội dung của định luật: Để cho đất khỏi bị kệt quệ, cần trả lại cho đất tất cả những nguyên tố cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch và lượng chất dinh dưỡng bị thất thoát do rửa trôi và bốc hơi.
Định luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm cơ sở trong việc tính toán lượng phân bón cần thiết để cây trồng đạt năng suất cao và duy trì độ phì cho đất.
2.Đinh luật tối thiểu/ định luật yếu tố hạn chế
Năng suất cây trồng phụ thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng có hàm lượng dễ tiêu thấp nhất so với nhu cầu của cây trồng.
Đất thừa hay thiếu một nguyên tố dinh dưỡng dễ tiêu nào đó so với nhu cầu của cây cũng đều làm giảm hiểu quả của các nguyên tố dinh dưỡng khác và làm giảm sút năng suất của cây trồng.
Định luật này cho vai trò quan trọng của các nguyên tố dinh dưỡng đến năng suât cây trồng
3.Định luật bội thu giảm dần/ năng suất cây trồng không tăng tỷ lệ thuận với lượng phân bón
Trong tất cả các điều kiện canh tác, lượng phân bón tăng lên thì năng suất cây trồng tăng lên, nhưng sự tăng lên nên không tỷ lệ thuận với lượng phân sử dụng mà năng suất cây trồng còn có xu hướng giảm. Khi tăng lượng phân bón, sẽ tăng năng suât cây trồng tơi một mức nhất định rồi dừng lại hoặc giảm xuống.
Giới hạn tại điểm mà bón thêm phân năng suât cây trồng không tăng nữa, năng suất lúc này được gọi là năng suất tối đa và mức phân tương ứng với năng suất đó là mức phân bón tối đa kỹ thuật.
Mức phân bón mà tại đó đạt lợi nhuận kinh tế cao nhất là lượng phân tối thích kinh tế. Năng suất cây trồng lúc đó được gọi là năng suất tối thích kinh tế.
Định luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quy luật hiệu suất sử dụng phân bón, lượng phân bón đạt lợi nhuận cao nhất hay giới hạn lượng phân bón phân bón cần sử dụng.
4.Định luật bón phân cân đối/ ưu tiên chất lượng sản phẩm
Bằng cách sử dụng phân bón, có thể khắc phục sự mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng để tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, cho năng suất chất lượng cao. Ngoài ra còn khắc phục sự mất cân đối trông đất góp phân duy tri độ phì cho đất.
Sử dụng phân hợp lý cần đạt các tiêu chí cùng lúc như năng suất cao, phẩm chất tốt, mẫu mã đẹp, bảo vệ môi trường, lợi nhuận cao. Khi thiếu hay thừa dinh dưỡng phẩm chất nông sản đều kém.
KS. Lê Hữu Trà