Sáng nay 3/8/2019, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra lễ công bố hợp chất Momilactone A và Momilactone B, hai hợp chất quý hơn vàng 30 ngàn lần có trong sản phẩm gạo hữu cơ Ong Biển. Đây là phát hiện khoa học mới nhất của PGS. TS Trần Đăng Xuân (Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh trường Đại học Hiroshima Nhật Bản) từ kết quả nghiên cứu độc lập, do ông Đàm Duy Thiên và ông Trần Ngọc Nam thực hiện trên gạo hữu cơ Ong Biển.
Dự lễ công bố có hơn 30 cơ quan báo chí, truyền thông của TW và các bộ ngành liên quan trong cả nước.
Phát biểu tại lễ công bố, PGS. TS Trần Đăng Xuân đánh giá cao kết quả của công nghệ Ong Biển (Một trong số nhiều phát minh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đại Nam Ong Biển, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã tạo ra sản phẩm gạo hữu cơ Ong Biển chất lượng cao, đặc biệt thành phần dinh dưỡng có 2 hợp chất Momilactone A và Momilactone B, là hợp chất có khả năng chống bệnh tiểu đường, chống béo phì và bệnh gout thông qua khả năng ức chế hoạt động của các enzym liên quan đến các bệnh này. Theo PGS .TS phát hiện này sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong giới khoa học về sinh lý thực vật trên thế giới, đặc biệt trên cây lúa.
Theo tiến sỹ y khoa Đàm Duy Thiên “ Để gạo hữu cơ Ong Biển có được hàm lượng 2 hợp chất lớn như vậy ( Hàm lượng chất MA , MB gấp 100 lần gạo thông thường ) là do trong quá trình nghiên cứu công nghệ Ong biển, giúp cây trồng tìm kiếm nguồn dinh dưỡng nuôi cây và kháng sâu bệnh hại đã tìm ra chủng men vi sinh, khai thác tính ưu việt của chủng men này đã giúp cho quá trình quang hợp của cây trồng tạo ra hai hợp chất Momilactone A và Momilactone B”.
Trả lời các câu hỏi của giới báo chí ông Trần Ngọc Nam, TGĐ Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đại Nam Ong Biển, khẳng định: Sản phẩm lúa, gạo hữu cơ Ong Biển, canh tác theo quy trình công nghệ Ong Biển. Đây là phát minh từ “Bàn tay Việt - Công nghệ Việt”.
TGĐ Trần Ngọc Nam phát biểu tại buổi công bố hợp chất MA & MB có trong gạo hữu cơ canh tác theo quy trình công nghệ Ong Biển
Qua hơn 10 năm, phát minh khoa học phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển, công nghệ Ong Biển được sử dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả năng xuất, chất lượng cao trên cây lúa, cây công nghiệp và cây ăn quả,rau màu...quá trình canh tác trên diện tích hàng trăm héc ta tại các tỉnh Quảng Trị, Ngệ An,Thái Bình, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, các tỉnh Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ đã giúp cho các địa phương giải quyết bài toán về : kinh tế, môi trường, năng xuất chất lượng nông sản theo hướng nông nghiệp sạch, nông ngiệp hữu cơ.
Thành quả phát minh “Công nghệ Việt” của TGĐ Trần Ngọc Nam cũng đã được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam(Vifotec), đồng thời đạt giải nhì trong 9 công trình được trao giải thưởng Wipo (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) năm 2016; được trao 2 giải thưởng cao quý khác về Khoa học và Công nghệ: Giải đặc biệt của Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Thái Lan (NRCT).
Thành tựu khoa học ứng dụng trên còn được Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam công bố sáng chế được đưa vào“Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2016″ và vinh dự lớn là TGĐ Công ty Trần Ngọc Nam đã được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2017.
PGS. TS Trần Đăng Xuân tại buổi lễ công bố
Tại lễ công bố, PGS. TS Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Đại học Hiroshima Nhật Bản cũng cho biết: Nghiên cứu này sẽ giúp nâng tầm vị thế giá trị thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường Quốc tế.Đồng thời là nguồn nguyên liệu quý mở ra những giải pháp mới cho ngành y học Việt Nam và Thế giới trong việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân đái tháo đường, bệnh Gout ,bệnh béo phì và một số căn bệnh nguy hiểm khác.
Ong Biển, 3/8/2019