Hợp chất MA MB

2. Hợp chất Momilactone A & B đắt hơn vàng 30 ngàn lần và được tìm thấy trong lúa gạo

Ngày 29/1, PGS Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Đại học Hiroshima (Nhật Bản) lần đầu tiên công bố trên tạp chí khoa học quốc tế nổi tiếng Molecules của MDPI về việc tìm thấy sự hiện diện của hai hợp chất Momilactone A và B (MA và MB) trong lúa gạo.

Hợp chất này trước đó từng được trang điện tử Carbosynth.com, một công ty chuyên về các sản phẩm hóa sinh nổi tiếng của Anh bán với giá 1.25 triệu USD cho 1g (đắt gấp 30 ngàn lần giá trị 1g vàng).

 

hợp chất ma mbHai hợp chất Momilactone A và B được chiết xuất tại phòng thí nghiệm Sinh lý Thực vật và Sinh hóa, Đại học Hiroshima

Sở dĩ hợp chất có giá đắt đỏ như vậy vì rất hiếm phòng thí nghiệm thành công trong việc tách chiết. Cũng vì giá của nó quá đắt nên hiếm có phòng thí nghiệm nào đủ điều kiện tài chính để mua MA và MB, do đó các nghiên cứu sâu về hợp chất này cũng vắng bóng trên thế giới.
Chính vì vậy sau khi tìm thấy hai hợp chất quý này trong gạo và trấu, ông và cộng sự tại phòng thí nghiệm Sinh lý Thực vật và Sinh hóa của Đại học Hiroshima đã ngày đêm chưng cất và tinh lọc. Từ 20 kg vỏ trấu, sau gần 3 tháng, khoảng 300 mg MA và 200 mg MB (chiếm khoảng 1/100 -150 nghìn trọng lượng vỏ trấu) được tách chiết.

PGS Trần Đăng Xuân và cộng sự trong năm 2018 phát triển phương pháp đo đạc và phát hiện MA và MB cực nhạy so với các phương pháp thông thường tại phòng thí nghiệm, cho phép đo hàm lượng MA và MB trong các bộ phận của cây lúa với hàm lượng thấp tới nano gram (1/1 tỷ gam). Điều đó cho phép phát hiện sự hiện diện của MA và MB trong gạo trắng ăn hàng ngày có hàm lượng 2.07 và 1.06 miligram/g.

 

nhà khoa học
Hình ảnh giáo sư Trần Đăng Xuân tại Đại Học Hirosima Nhật Bản

Trước đó, từ năm 1973, nhà khoa học người Nhật Tadahiro Kato và các cộng sự từng tìm thấy hai hợp chất quý này trong vỏ trấu. Suốt hơn 40 năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đều tin rằng MA và MB là hợp chất thứ cấp (Secondary metabolite) do lúa sinh ra để ức chế hoạt động của thực vật cạnh tranh với cây lúa.

Tuy nhiên các nghiên cứu của PGS Trần Đăng Xuân sau đó được công bố đã làm thay đổi quan niệm này. Đó là công bố trong năm 2007 (MA và MB có khả năng chống oxi hóa, ức chế sinh khuẩn và chống khuẩn trên tạp chí Journal of Plant Interactions - hạng Q2 chuẩn của ISI) và năm 2016 (MA và MB đóng vai trò trong khả năng chịu mặn và chịu hạn của lúa mạnh mẽ hơn nhiều so với khả năng ức chế sinh trưởng thực vật như nhà khoa học Nhật Bản Tadahiro Kato và nhiều nhà khoa học trên thế giới khác đã từng công bố trong vòng hơn 40 năm qua).

Công bố này gây sự chú ý lớn trong giới khoa học về sinh lý thực vật trên thế giới, đặc biệt trên cây lúa. PGS Trần Đăng Xuân cũng khẳng định, hai hợp chất MA và MB còn có khả năng kì diệu hơn nữa.

Back-top-top