Hành trình xanh

Nhật Ký OBI Ong Biển Phần 5: Sức sống mãnh liệt giữa nghĩa trang hồ tiêu Gia Lai

  • Lời mở: Trong chuỗi hành trình đi tìm đề tài viết về một nền Nông nghiệp phát triển bền vững – thân thiện, chúng tôi đã đi thực tế nhiều nơi, gặp gỡ những người nông dân trồng lúa, trồng hoa màu, rau củ quả, cây công nghiệp… Hay các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phân bón, các kỹ sư, nhà Nông học, cũng như các nhà Khoa học về Công nghệ thực phẩm…


Đây là phần câu chuyện trích trong chuỗi ký sự “OBI-Ong Biển – Con đường của sự sống mới” do ông Dương Trần Khánh - thực hiện.

***

  • Thứ 6, ngày 5 tháng 10 năm 2018

 

NGỘ?

Dọc theo lộ AH17, Pleiku mơ hồ hiện ra trong làn sương sớm. Rừng thông bên đường vụt qua thổi gió lồng lộng chào khách ghé chơi. Biển hồ long lanh ngắm nhìn người qua lại. Cái lạnh se se đầu tháng 10 đem cả Pleiku ập vào những người mới tới.
 

“Có hàng thông xanh trong đôi mắt em
Có dòng Sê San trong đôi mắt em
Đôi mắt Pleiku Biển hồ đầy…”

(Đôi mắt Pleiku – Nguyễn Cường)

Khó khăn lắm mới có thể quay đầu trước sự quyến rũ hoang dã nơi đây. Đoàn chúng tôi đến Chư Pứh bởi đã có hẹn trước.

Càng đi, anh em trong đoàn càng hoảng hốt. Trái ngược hoàn toàn với Đôi mắt Tây Nguyên, Thủ phủ hồ tiêu từng tấp nập, trù phú nay vắng vẻ, hoang tàn. Những vườn tiêu cao hàng chục mét ngày nào giờ chỉ còn trụ không. Nhà cửa ven đường bụi phủ đầy lâu ngày không người ở.

 

vườn tiêu chếtHàng ngàn  vườn hồ tiêu chết hàng loạt tại tỉnh Gia Lai

Nhà anh Đồng Quốc Huy (Chư Pứh, Gia Lai) là gia đình duy nhất còn trụ lại được trong làng. Anh ra tận đầu đường đón tụi tôi vào nhà. Nét phong sương hằn trên khóe mắt người con miền Trung ngược dòng lang bạt đến đây đã 20 năm rồi.

“Họ đi hết, mình còn trụ được thì cứ trụ. Chừ cũng ráng rứa, chứ biết đi mô?” – anh cười xuề xòa. Tôi hỏi chị mô rồi, anh bảo chị mày đi lấy phân về bón cho vườn. Cái phân này rứa mà hay. Năm nay nó mưa tròn 3 tháng trời, vậy mà không chết dây tiêu nào. Thế mới tài! – anh vỗ đùi đánh đét – Tánh tôi rõ ràng, bên Công ty Ong Biển họ bảo làm đúng quy trình là bảo đảm tiêu không chết. Tôi cứ rứa mà làm, có gì thì bắt đền họ. Hà hà…

Bên Ong Biển thì tôi biết. Chỗ ông Nam, ông Nghệ. Tôi có đến Nhà máy Ong Biển hai lần, mỗi lần vào là một cảm nhận khác nhau. Họ đầu tư cũng dữ dội lắm. Nghe đâu mỗi ngày xuất đi các tỉnh vài trăm tấn vẫn không đủ, ông Tổng bên đấy đang định đầu tư nhà máy mới…

 

nhà máy sản xuất phân bón ong biểnHình ảnh Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển 2018


Nhấp ngụm trà, anh Huy nói tiếp: “Chú biết không, tôi ở đây mấy chục năm, thấy người ta làm đủ cách rồi. Hồi giữa 2016 – 2017 tiêu bắt đầu chết nè, chữa đủ cách không ăn thua. Chỉ có vườn tôi còn trụ được. Đến giờ ngân hàng “lật móng nhà” lên hết. Đến lúc này người ta mới ngộ ra”.

Lúc này thì chị Huy bưng mâm cơm ra: “Nhà không có gì, các anh dùng tạm cây nhà lá vườn”.

Ôi giời ôi, gà ta nhà nuôi nấu cháo, cá chép hồ nhà đánh làm nồi lẩu canh chua nóng hôi hổi. Cắn hạt tiêu vườn nhà, thêm ly rượu Ong Biển giữa cái tiết trời lạnh thế này thì nhất chị. Nhà hàng cũng chẳng hơn gì cái này. 

Thế là ngồi. Được vài chung, anh Huy ngà ngà:

"Ngộ nha, hồi đầu tui bị “dìm” dữ lắm, anh em bạn bè chửi ngu, tại năm đầu dùng cái phân bón Ong Biển này nè, đâu có được phun thuốc, trúng đợt hạn hán không có nước tưới, nhìn vườn tiêu muốn bỏ mẹ cho xong. Mà tôi vẫn lỳ. Cái sang năm sau nó phục hồi lại, đến 2015 vượt năng suất luôn…".

 

vườn tiêu nhà anh huyAnh Huy ( áo đỏ ) cùng nhân viên Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển bên vườn hồ tiêu xanh tốt của gia đình


Thêm vài tuần rượu, anh Huy tấm tắc:

"Đến giờ mấy vườn quanh đây chạy làng hết. Tôi thì cứ thế. Cây thì không lo chết. Giá xuống vẫn đủ sống. Bữa qua nhậu với chú Minh, chú Thắng (hai người sử dụng phân bón Ong Biển lâu năm tại địa phương), thấy mấy chú cũng thoải mái. Thế mới khoái cái phân này!".

Thấy tôi vẫn chưa tin. Anh Huy kéo tôi ra vườn. Gần nghìn trụ tiêu xanh mẩy. Tôi giật mình:

“Bữa mưa hơn 5 tháng ròng rã mà?”
“Ờ đó, thì mưa…”
“Sao tiêu ngon dữ vậy?”
“Vun cái bồn, rải phân, mưa to khỏi tưới luôn”
“…”
Tôi ngó qua mấy rãnh thoát nước. Cũng bình thường, nhìn không ra gì lạ. trụ tiêu xanh dày 4 – 5 người ôm không xuể. Trái đóng kín mít không có chuỗi nào răng cưa – “Đặt vào 2 năm trước thì bạc tỷ cái vườn này” - anh Huy khoe với chúng tôi, rồi đá lông nheo: “Biết mần răng không, tý mất thùng bia nhé”, đoạn anh vạch gốc tiêu ra.

Thì ra là anh trộn đất và phân bón Ong Biển vun lên thành bồn nổi. Đúng rồi, như vậy thì nước sẽ tràn vào rãnh ra ngoài chứ không tụ trong bồn. Mà “thức ăn” thì nằm ngoài thân cây, “dụ” rễ tiêu bò ra “ăn”, vậy là có bộ rễ thứ hai. Trò này tuyệt thật!

 

bồn tiêu đúng kỹ thuậtVun bồn tiêu đúng kỹ thuật


“Chú đứng mãi ngoài đấy làm gì? Đến vòng rồi đây này!” – Giọng anh Huy sang sảng giữa lòng nghĩa trang hồ tiêu Chư Pứh.

Dốc ly rượu cuối đánh ực, tôi bảo với anh:
"Hôm nay em út thiệt mừng cho anh chị trúng mánh vụ này. Nhân câu chuyện anh vừa kể, em tặng anh chị thượng liễn (vế trên).

Tưởng sự ngộ chẳng ngộ, tưởng chẳng ngộ sự lại ngộ, âu do tại ngộ (nhận), NGỘ!

(Tưởng sự việc "ngộ" , hóa ra lại chẳng ngộ tí nào. Còn việc được xem là đúng hóa ra lại "ngộ". Âu cũng do tại ngộ nhận.Thật ngộ!)

Hạ liễn đợi người có duyên… 

Back-top-top