-
Lời mở: Trong chuỗi hành trình đi tìm đề tài viết về một nền Nông nghiệp phát triển bền vững – thân thiện, chúng tôi đã đi thực tế nhiều nơi, gặp gỡ những người nông dân trồng lúa, trồng hoa màu, rau củ quả, cây công nghiệp… Hay các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phân bón, các kỹ sư, nhà Nông học, cũng như các nhà Khoa học về Công nghệ thực phẩm…
Đây là phần câu chuyện trích trong chuỗi ký sự “OBI-Ong Biển – Con đường của sự sống mới” do ông Dương Viết Hòa, Hội Phó hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Định thực hiện.
***
KIỆN AI ĐÂY?
Xế 3 giờ chiều tới Ấp Láng Me (thuộc xã Xuân Đồng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), ghé nhà ông Lê Duyệt – một chủ vườn tiêu có tiếng trong vùng.
Ông Duyệt người gốc Huế, chỗ khu Nhà thờ Phú Cam nơi mà xưa kia, ngày nào gia đình quan Thượng Thư Ngô Đình Khải – thân sinh ông Ngô Đình Diệm thường tới cầu nguyện.
Ông Duyệt vào Ấp Láng Me đã 20 năm, mua rẫy trồng tiêu làm kế sinh nhai. Ông kể hồi đầu, gia đình vợ con nheo nhóc, cuộc sống chật vật lắm. Bèn cũng theo người ta canh tác trồng trọt, dần dà rồi cũng quen.
Ông vốn sáng dạ, lại ưa mày mò học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rồi cũng có được vườn tiêu hơn ngàn trụ, qua mấy chục năm, tới bữa nay mới tậu thêm được cái rẫy hơn mẫu, cũng trồng tiêu.
Người nông dân trồng tiêu quanh năm suốt tháng quần quật. Hết cuốc xới đến bón phân, tưới cây, phun thuốc… không hề được ngơi nghỉ. Nghề này lúc thượng, lúc hạ, phụ thuộc vào cả nắng mưa, sâu bệnh… khó mà khá lên. Hầu như cái vất vả, cùng với cái thấp thỏm lo âu cứ như hai cái thòng lọng, lúc nào cũng chỉ chực tròng vào cổ người trồng tiêu.
Ông Duyệt bảo, người trồng tiêu sợ nhất là tiêu chết nhanh chết chậm, rầy rệp sâu bệnh, thối rễ… nên ai cũng lo phun thuốc trừ sâu (thuốc Bảo vệ thực vật), mà cũng không tránh khỏi – nhiều nhà sạt nghiệp, điêu đứng đến mức phải bán nhà trả nợ.Vườn tiêu nhà ông cũng thế.
Ông bảo ông phải đôn đáo ngày đêm, rước vái bao nhiêu là kỹ sư Nông nghiệp về tận vườn thăm bệnh, bốc thuốc, đắt mấy cũng mua, mà vẫn không cứu vãn nổi. Cuộc sống cả gia đình đều trông đợi cả vào đấy, đã khó lại càng khốn khó hơn.
Tôi hỏi, thế ông thường dùng những loại phân gì? Ông khoát tay bảo: “Đủ hết! Đủ hết! Của Mỹ của Nga của Ta của Tàu… phân nào thuốc nào cũng cố mà mua, mà không cứu nổi – bà con trong ấp nhiều nhà còn nặng nề hơn nhà tui…”
Tôi nhìn ông, cái dáng nhỏ bé, lanh lợi với cặp mắt nhấp nháy hồ như mới tĩnh lại sau một cơn ác mộng khủng khiếp. Ông gõ gõ mười đầu ngón tay xuống mặt bàn gỗ nâu sẫm rồi gật gù: - “Anh biết không? Cái nòi có bệnh thì vái tứ phương, tui cũng chạy đôn chạy đáo vái đủ bốn phương tám hướng, tưởng đã hết vận, tính kiếm kế khác mà nhai. Rồi bữa đó cứ như có ai xui, là tui nói cái bữa cách đây hơn 4 năm rồi".
– Ông cười hề hề - nghe nói Bảo Bình có bán loại phân mới. Tui tặc lưỡi bươn hơn 3 chục cây số qua thử coi, gặp được cậu gì đó giới thiệu là nhân viên kỹ thuật của Nhà máy Sản xuất phân bón Ong Biển ở Vũng Tàu. Cậu ấy hướng dẫn cách thức sử dụng phân, rồi bảo chú chỉ dùng phân Ong Biển rồi tưới nước, tuyệt đối không dùng hóa chất hay bất cứ loại thuốc BVTV nào khác: “Cháu hẹn chú 20 ngày sau Công ty sẽ đến thăm vườn tiêu của chú – nếu không đúng công năng của phân bón như cháu nói, Công ty sẽ đền bù…”.
Thêm ngụm trà, ông Duyệt khục khặc bảo: “Tui nghe thì cứ nghe, mà bụng thì hoài nghi, vì làm quái gì có loại phân nào như thần dược thế - phun cả thuốc Mỹ, thùng triệu tám bạc mà tiêu chết vẫn cứ chết. Ông là cái gì mà phán như thánh thế? Có điều, trong lúc bí thế đến tận cùng, tánh tui cũng liều mạng, mới chắt lưỡi, bỏ mua thử năm triệu, mười mấy bao về, không cứu được thì lại tính cách khác” - Ông cười hề hề, rồi gục gặc cái đầu: “Anh biết không? Lúc đó tui mua thì mua, về bón thì bón, mà trong bụng chẳng tin chút nào. Thôi thì phó mặc cho trời, cho số phận. Bởi vậy bón xong là tui bỏ đó, không hề ra vườn coi lại nữa”.
Nghe đến đây, tôi nghĩ bụng: “Cha này vừa bảo thủ vừa cố chấp, đúng chất dân Huế!”. Bỗng nghe tiếng ông hể hả: “Anh biết không? Tui nói anh nghe, bữa sau đó bỗng nhiên cậu nhân viên Ong Biển đó tới. Ủa, tính ra đã bón được 23 ngày. Cậu ấy nói do có việc đột xuất nên trễ hẹn với chú 3 ngày, xin chú thông cảm. Hề hề, 3 ngày là cái gì. Tui phun thuốc cả 3 năm nay mà tiêu chết vẫn cứ chết đấy thôi. Nhưng rồi tôi vẫn dẫn cậu ấy ra vườn. Ui trời! Anh biết răng không? – Ông lại cười hề hề - tui không tin ở mắt mình nữa! Vườn tiêu nhà ai đây hè? Nó xanh mướt, nó mọc nhánh xum xuê: Nó sống rồi! Cả nhà tui cũng sống rồi! …
Mấy ngày sau bà con cả ấp kéo đến xem, hỏi han nhờ tui chỉ dẫn. Sau này đông quá, tui mới nghĩ mở một Đại lý nhỏ bán phân Ong Biển cho bà con mới kịp, đến bây giờ tui tậu thêm được mẫu đất nữa, làm rẫy tiêu Ong Biển luôn! – Ông cười mà cặp mắt cứ ánh lên từng đợt – vậy mới có cơ ngơi này, mới nuôi đủ cả mấy cái tàu há mõm ăn học… hề hề…”
Vườn tiêu trĩu hạt của nhà chú Duyệt sau khi sử dụng phân bón hữu cơ OBI - Ong Biển
Chuyện vãn một hồi, tôi hỏi thăm về bà con trong Ấp, ông gật gù bảo: “Công nhận vườn tiêu nhà nào đã dùng phân bón Ong Biển thì tiêu ít chết, tươi tốt mà lại khỏe re – cả năm chỉ bón có 3 đợt, bón xong tưới nước là xong, là đi nhậu, hề hề… khỏi phải lo sâu rầy hay thúi rễ… tui đúng là ở hiền gặp lành, hề hề…”.
Tôi hỏi dồn: “Ông bảo tiêu ít chết, tức là vẫn có chết hay sao?”. Ông gật: “Chứ sao! Chứ có phải tiên phật gì mà không chết?” Rồi ông khoát tay, bảo: “Mấy người trong ấp này cũng bị, có điều mỗi nhà chỉ chết vài gốc, không như hồi xưa, hay mấy nhà dùng phân khác, không dùng Ong Biển, thì chết cả rẫy. Giờ vẫn còn đấy thôi!”.
Tôi nhìn ông, rồi hỏi vặn: “Tôi có nghe phân bón Ong Biển bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, bảo đảm cây mạnh khỏe không sâu bệnh, mà vẫn có cây chết, là sao?”.
Ông Duyệt vỗ bàn: “Tui cũng đang tính kiện Ong Biển đây. Vườn tiêu nhà tui hơn nghìn gốc, đợt rồi chết gần hai chục cây. Ong Biển cam kết bảo đảm cây không chết, giờ chết ít, tui cũng kiện!”
Tôi nghi hoặc, hỏi đi hỏi lại mãi mới biết, thì ra có một số bà con tuy vẫn tin dùng Ong Biển hồi giờ, nhưng vẫn lén phun thêm ít thuốc BVTV, vì cho rằng phân bón Ong Biển chỉ giúp cây khỏe mạnh phần rễ, còn phần tán lá không phun thuốc BVTV thì cũng sợ rầy rệp. À, thì ra. Các ông không thực hiện đúng hướng dẫn của người ta, giờ còn đòi kiện?
Khi tôi nói ra, ông Duyệt vẫn cãi: “Đó là những nhà kia, còn tui đây thì sao? Tui tuyệt đối chỉ có dùng Ong Biển, tuyệt đối không phun thuốc hóa học, mà đợt mưa lụt vừa rồi cũng chết gần hai chục gốc, không tại Ong Biển thì tại gì?”
Tôi đứng dậy, xin ông Duyệt dẫn ra thăm vườn tiêu, có anh Binh ở ấp 1, Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) là chủ vườn tiêu nổi tiếng ở Sông Ray cũng cùng đi trong đoàn, cùng mấy cậu cán bộ kỹ thuật của Nhà máy Ong Biển, họ mới nhìn qua vườn đã kết luận ngay: “Tiêu chết là do chú làm sai kỹ thuật vun gốc!”.
Nhìn kỹ, thấy gốc tiêu nào ông cũng vun thành bồn cao, lõm vào chân gốc, khoét rãnh xung quanh. Bón phân vào ngay gốc, rồi tưới nước cho ngấm dần ra cả bồn, vậy mới tốt cho tiêu – Ông lý sự như thế.
Nhớ hồi sáng có qua Sông Ray, Cẩm Mỹ… đến vườn tiêu nào tôi cũng thấy họ làm ngược lại: Vun gốc cao lên, bồn xoãi ra ngoài quanh cây. Người ta cũng rải phân trong bồn nhưng cách gốc tầm 30 phân, tưới đẫm nước, vì cây tiêu có rễ chùm. Ông Duyệt thì làm ngược lại, nên khi mưa ngập gốc, cây sẽ chết. Gần hai chục gốc tiêu bị ngâm nước lâu chết, may mà cả nghìn trụ bên này, với hơn mẫu bên kia của ông thoát nước kịp nên không hề hấn gì…
Giải thích mãi ông mới nghe ra, tôi vỗ vai ông: “Như vậy là ông đã biết nguyên nhân vì sao hai chục gốc tiêu của ông bị chết rồi nhé! Bây giờ thì ông không kiện ông Ong Biển được nữa. Tôi khuyên ông nên kiện cái thằng nào đắp bồn bón phân vào giữa gốc cây ấy!”.
Ông Duyệt ngớ ra: “Hả! Hả! Vậy ra là… tui kiện tui à…? Hề hề…”