Hành trình xanh

Hạnh phúc của những nhà nông vượt qua “ lưỡi hái tử thần”

Nhiều lần đến với Tây Nguyên, những ấn tượng để lại trong chúng tôi chủ yếu là đặc trưng văn hóa Cồng chiêng mang nét tự nhiên, độc đáo của 47 đồng bào dân tộc sinh sống tại đại ngàn Tây Nguyên đượm chất hoang sơ với mảnh đất tràn ngập nắng và gió.

Nhưng chuyến “hành trình xanh” lần này chúng tôi muốn trải nghiệm thực tế sau đại dịch hơn 3000ha hồ tiêu bị chết nhanh tại Tây Nguyên, ngắm nhìn chân dung những người nông dân đã từng đối đầu, trước những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, “giải bài toán” kinh tế tại chính mảnh vườn của gia đình.

Theo lộ trình của chuyến đi, tại “ Thủ phủ” hồ tiêu của Tây Nguyên, chúng tôi được địa phương giới thiệu đến thăm gia đình anh Đồng Quốc Huy (thị trấn Nhân Hòa, huyện Chư Pưh, Gia Lai).

Dọc đường vào rẫy, nhìn 2 bên đường cảnh hoang tàn của các vườn tiêu chết như sau chiến tranh. Chia sẻ cùng chúng tôi anh Đồng Quốc Huy vừa đi vừa trò chuyện về nguyên nhân việc tiêu chết hàng loạt trong ấp của mình đã để lại những hệ lụy đau lòng, có lẽ không thể khắc phuc một sớm, một chiều.

nông dân ong biểnChân dung nhà nông Đồng Quốc Huy ( Áo đỏ) tại vườn hồ tiêu của gia đình

Nhưng giáp ranh với những vườn tiêu trụi lá, thì vườn tiêu kinh doanh của gia đình anh lại xanh tốt, các trụ tiêu phủ nọc ngay hàng thẳng lối tràn đầy sức sống vươn lên giữa bầu trời. Nhìn tận mắt 2000 trụ tiêu trồng mới hơn 8 tháng đã vượt qua mùa mưa kéo dài hơn 4 tháng nay đã vươn nhánh, bám trụ cao gần 2 m, vượt qua thảm họa tiêu chết nhanh tại địa phương.
 
Lắng nghe câu chuyện và ngắm nhìn ánh mắt luôn ánh lên niềm vui, tràn ngập hạnh phúc của anh Huy, chúng tôi rất cảm phục sự quyết đoán trước quyết định đưa công nghệ Ong Biển mới vào sản xuất, tuyệt đối chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh OBI Ong Biển, không phun xịt bất kì một loại thuốc BVTV nào, của anh đã đem lại hiệu quả tuyệt với. Nhờ tuân thủ công nghệ Ong Biển 100% nên anh Huy đã cứu được 3 ha vườn tiêu, 4 năm và 8 tháng tuổi, không bị ngập úng mùa mưa, bảo đảm độ ẩm mùa nắng. Nếu không, tiêu chết, phục hồi lại vườn đến khi có thu hoạch mới sẽ tổn thất trên 4 tỷ đồng.
 
Tại làng Đê Đoa, xã Đăk Somi, huyện Đăk Đoa, Gia Lai, hộ tiêu chết hơn 90%, nhiều chủ vườn sau thất bại đã phá bỏ nọc tiêu, san bằng diện tích đất để chuyển đổi sang trồng cà phê.
 
Nhưng vườn tiêu của gia đình ông Nguyễn Văn Cửu, ngay sát bờ ranh với họ, do sử dụng công nghệ Ong Biển, trụ Tiêu vun bồn cao nên mặc dù mưa dầm gần 4 tháng cả tiêu kinh doanh và trồng mới với tổng cộng hơn 3000 trụ đều không chết trụ nào. Vườn tiêu phát triển mạnh mẽ, xanh đậm như một cánh rừng. Mỗi trụ tiêu phải hơn 2 người ôm, năng xuất trụ tiêu 6 năm tuổi ước đạt 6 đến 8 kg tiêu khô. Nếu không vượt qua “ lưỡi hái tử thần” tổn thất vô cùng lớn.
     
Câu chuyện từ chủ vườn Nguyễn Văn Hiền, thôn 2 xã Hòa Phú, huyện Chư Pưh, nỗ lực hết sức hơn 10 năm mới thoát nghèo. Ba năm qua, nếu không có công nghệ Ong Biển, liên tiếp gặp hạn nặng rồi mưa dầm chắc không giữ được vườn cây, 100% sẽ tái nghèo trở lại.

 nông dân cảm ơn công ty ong biểnNhà nông Nguyễn Văn Hiền (bên phải ) trao đổi kĩ thuật canh tác cùng cán bộ Nhà máy sản xuất Phân bón Ong Biển

Anh Hiền tâm sự: Gia đình sử dụng công nghệ Ong Biển đã 3 năm cho vườn cao su, cà phê và tiêu. Từ 2017 đến nay, cả 3 cây trồng này đều mất gía, kinh tế ngặt nghèo, anh bón phân Ong Biển chỉ bằng 1/3 công thức nhưng vườn tiêu thiên hạ chết đông, chết tây, vườn nhà anh không hề có cây nào chết.
 
Vượt qua hàng trăm km, đoàn chúng tôi đã tới các xã Gia Lê, Phú Nhơn, huyện Chư Puh, điểm nóng về tiêu chết. Ngay cả trang trại tiêu của Tập Đoàn Olam của Ấn Độ, có cả đội ngũ kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật trồng theo theo quy trình khép kín, kiểm tra giám sát nghiêm ngặt kỹ thuật cũng không thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
 
Thế nhưng, vườn tiêu 6 sào của gia đình anh Nông Văn Tiên, xã Gia Lê, trồng trên đất đá sỏi, khu vực chân đồi, thấp hơn trang trại tiêu của Tập Đoàn Olam, mùa mưa nước chảy, nhiều lúc nước tràn ngập vườn. Vườn tiêu gần 2 ha của ông Nguyễn Văn Thắng, xã Phú Nhơn, lọt thỏm giữa các vườn tiêu chết quanh khu vực vẫn vượt qua bệnh tiêu chết nhanh hàng loạt.
 
Bài học thực tiễn của anh Nông Văn Tiên, Nguyễn Văn Thắng và bà con chủ vườn chủ yếu là chuyển đổi sử dụng phân bón hữu cơ theo hướng nông nghiệp sạch. Áp dụng công nghệ Ong Biển, đất đai tơi xốp, mưa xong nước rút nhanh, không hề ngập úng. Cây trồng phát triển mạnh, xung mãn, có sức vượt qua dịch bệnh. Công nghệ Ong Biển còn cải tạo đất, tạo môi trường sinh thái, nuôi dưỡng, phát triển vi sinh vật có lợi nên sâu bệnh hại không có cơ hội tồn tại để gây hại, tạo mầm bệnh chết nhanh cho cây Tiêu.
 
Tạm biệt tỉnh Gia Lai, “thủ phủ cây Tiêu” của Tây Nguyên, chúng tôi như được lan tỏa niềm vui của các chủ vườn đã chăm sóc, bảo vệ vườn tiêu vượt qua “lưỡi hái tử thần”.  Hình ảnh họ thật bình dị nhưng vẫn tỏa sáng chân dung nhà nông đã trụ vững trước hoạn nạn để bám đất giữ màu xanh cho núi rừng Tây Nguyên.
 

                                                                                   Ong Biển, 7/2019

Back-top-top