Hành trình xanh

Đồng hành cùng Ong Biển - Trả lại trái ngọt cho đồng bằng sông Cửu Long


HÀNH TRÌNH XANH

Chia tay đồng bằng sông Cửu Long, cảm xúc trong chúng tôi cứ bồi hồi, với những tên đất, tên làng cùng hình ảnh chân dung những nông dân miệt vườn năng động, sáng tạo, đồng hành cùng Ong Biển, trả lại trái ngọt cho đồng Bằng sông Cửu Long.
 
Từ thực tiễn lao động, những chủ vườn cây họ đang từng ngày trăn trở với “bài toán kinh tế” năng xuất, chất lượng cây trồng, bài toán đất đai bị bạc màu, môi trường bị ô nhiễm. Qua đó các chủ vườn đã đổi mới tư duy, quyết định từ bỏ phân bón hóa học, để đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào ruộng, vườn, thiết thực phát triển theo hướng hữu cơ sạch đem lại kết quả cả kinh tế và môi trường.
 
Chính những việc làm tưởng chừng đơn giản đó lại mang ý nghĩa rất lớn, cùng địa phương vừa bảo vệ hệ sinh thái an lành cho đồng bằng châu thổ sông Cửu Long vừa phát triển kinh tế bền vững, vươn lên hội nhập xu thế nông nghiệp sạch của cả nước.
 
Chúng tôi không thể quên, những kỷ niệm để đến với vườn bưởi da xanh xum xuê, xanh mướt trên 10 công đất (10000 m²
)  của ông Nguyễn Văn Việt, cả đoàn phải nín thở vượt qua cây cầu khỉ bắc ngang kênh ấp Kinh Giữa xã Kế Thành huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Những cây cầu trong thơ ca và điện ảnh thật chữ tình nhưng giữa đời thường vượt qua không ít gian nan.
 
Đón chúng tôi, đã 11 giờ trưa nhưng chủ vườn Nguyễn Văn Việt vẫn phấn khởi, chia sẻ niềm vui, mới cứu được vườn bưởi từ quyết định sáng suốt sử dụng phân bón hữu cơ Ong Biển.

 ong biển obiNhững vườn bưởi hữu cơ theo quy trình công nghệ Ong Biển đang góp phần thay đổi bộ mặt ngành nông nghiệp tại ĐBSCL

Rồi theo những câu chuyện nhà nông, mang “hương đồng, cỏ nội” của con kênh ấp Kinh Giữa chúng tôi lại mải miết đi hết vườn của ông Việt, anh Ngọt, qua vườn ông  Nguyễn Văn Đài. Ngắm nhìn 3 vườn bưởi 2 năm tuổi mới được phục hồi, niềm vui tràn trong ánh mắt của mọi người như lan tỏa sang chúng tôi, làm cho cái nắng ban trưa bớt phần gay gắt.
 
Ông Nguyễn Văn Đài, người có vườn bưởi lớn nhất rộng hơn 30 công đất cho biết "5 tháng trước do bón phân hóa học lâu năm đất vườn thoái hóa, bạc màu, cây bị kiệt sức".

Cả 3 hộ chấp nhận chặt bỏ 3 vườn, tính công phá bỏ, lập lại vườn mới, đến thu hoạch cũng mất khoảng 7 tỷ đồng. Ai ngờ mới bón phân hữu cơ Ong Biển mới được 5 tháng, giờ những cây Bưởi Da Xanh, đâm tược mạnh, lá xanh đậm, trồi non mơn mởn, vươn lên mạnh mẽ trong nắng, gió, hứa hẹn mùa thu hoạch bội thu và cứu vãn được thất thoát tiền tỷ cho mỗi chủ vườn.

Câu chuyện mới nhất ở Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, là anh Trần Thanh Hoàng, ấp An Trường, xã An Thanh Nhứt nhờ phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển, trong 5 tháng đã phục hồi đựơc 4000 mét vuông vườn Thanh Long bị sâu bệnh hại suy kiệt, thành vườn trái cây hữu cơ đạt năng xuất cao và chất lượng trái cây xuất khẩu. Từ đó, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và mở ra hướng phát triển trái Thanh Long sạch cho địa phương Cù Lao Dung.
     
Tiếp tục cuộc “hành trình xanh” về với nhà nông tỉnh Đồng Tháp, càng đi, cảm xúc trong chúng tôi cứ lớn dần, khi được tiếp xúc với những chủ vườn trái cây năng động, của thời hội nhập.

 công nghệ ong biểnỨng dụng công nghệ Ong Biển vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại ĐBSCL, năng suất cũng như chất lượng nông sản tăng vượt trội 

Trò chuyện với chúng tôi tại vườn Bưởi 400 cây, sai trĩu quả của gia đình, anh Lê Bình Đẳng, ở ấp Hưng Lợi Đông, xã Long Hưng, giáo viên THCS, vừa là chủ vựa cây giống Bưởi Da Xanh chia sẻ: “ Khi lập vườn chưa biết phân bón Ong Biển, anh bón phân hóa học, vườn Bưởi sâu bệnh nhiều, trái ít, giá chỉ được 30.000 đồng/1kg. Từ khi bón phân hữu cơ Ong Biển, không sử dụng thuốc BVTV nên trái bưởi nặng, chất lượng thơm ngọt, trái tươi lâu, giá bán Bưởi hữu cơ 40.000 đồng/kg, nâng thu nhập  tăng hơn 1,5 lần. Đáp ứng nhu cầu cây giống và thị trường tiêu thụ trái cây sạch cho địa phương.”
 
Cứ như vậy, niềm vui nối tiếp niềm vui, khi chúng tôi đến với đại lý phân bón của ông Tám, lớn nhất huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, đại lý đang bán hơn 20 loại phân hữu cơ, vô cơ và hàng trăm loại thuốc BVTV nhưng 3 ha vườn Thanh Long ruột tím hồng của gia đình, cả nhà quyết định chọn sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển.

Theo ông Tám, sử dụng phân bón Ong Biển, công nghệ Ong Biển đơn giản chỉ “ bón phân, tưới nước”, không phun xịt thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, vừa giải phóng sức lao động, vừa giảm chi phí vật tư, lại lợi công lao động cho nhà vườn, đây là giải pháp tối ưu.
 
Ong Biển còn có lợi thế, nâng cao sản lượng, chất lượng cây ăn trái. Đặc biệt nhất là bảo vệ sức khỏe cho chủ vườn, người lao động và người tiêu dùng không bị nhiễm độc, nguy cơ gây ra các bệnh hiểm nghèo. Chính vì thế ông Tám đã hợp tác với công ty TNHH SX-TM Đại Nam, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đưa loại phân hữu cơ Ong Biển về quảng bá, giúp hàng ngàn nhà vườn địa phương cùng tìm hiểu và sử dụng.
 
Rong ruổi trong chuyến hành trình miền Tây, đoàn Truyền thông Ong Biển chúng tôi cũng đã đã có dịp tiếp cận, khảo sát vườn Sầu Riêng 12 năm tuổi của anh Lê Vũ Hùng, ấp 2, xã Long Tung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ngắm khu vườn rộng 2000 mét vuông, mới 3 năm sử dụng phân hữu cơ Ong Biển, toàn vườn mặt đất tơi xốp với những thảm thực vật xanh mát mắt, ai cũng cảm thấy hoan khoái dễ chịu như lạc vào khu vườn sinh thái, điểm du lịch trái cây miệt vườn.
 
Ngay tại vườn cây, anh Hùng cũng phấn khởi trao trao đổi: “So với các vườn xung quanh không sử dụng phân bón Ong Biển, bình quân 1 cây Sầu Riêng tại vườn anh Hùng thu nhập cao hơn 3 triệu đồng, tăng cao hơn gấp 2 lần, đây chính là tính vượt trội của phân bón hữu cơ Ong Biển và công nghệ Ong Biển”.
 
Đón chúng tôi giữa quang cảnh thiên nhiên lộng gió tại vườn Sầu riêng của gia đình, ông Nguyễn Văn Tám (62) tuổi ở ấp Xuân Kiểng, xã Hội Xuân, Cai Lậy, Tiền Giang, cười thân mật. Rồi ông kể câu chuyện 12 năm trật vật chăm sóc vườn cây, quá mệt mỏi do vườn bị ô nhiễm môi trường nước, không khí và sâu bệnh hại phá vườn cây.
 
Hai năm trở lại đây bón phân Ong Biển, đã đưa môi trường trở về hệ sinh thái tự nhiên, đẹp như một bức tranh. Không sử dụng thuốc BVTV, vườn Sầu Riêng 160 cây, thu nhập mỗi năm tăng hơn 320 triệu và trái cây sạch, xuất khẩu được, gia đình không còn sợ tái nghèo. Điều quý giá nhất là cả gia đình ông và người làm công đều có được sức khỏe tốt, không phải hít thở không khí độc hại từ thuốc trừ sâu, thuốc BVTV.

ong biển đại namMôi trường trở nên trong lành hơn, giảm thiểu tác hại từ thuốc BVTV cũng như phân bón hóa học


Hành trình về với tỉnh Long An, địa phương hiện có 10.600 ha thanh long, từng có mặt ở nhiều thị trường khó tính như  Nhật bản, Australia. Phần lớn các chủ vườn đều kẻ trước người sau, chia tay với phân bón hóa học để chuyển qua phân bón hữu cơ với nhiều lý do: sợ phải hít thở không khí độc hại từ thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, sẽ nhiễm các căn bệnh hiểm nghèo.
 
Nhiều câu chuyện “thật như đùa” là phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển và công nghệ Ong Biển còn giúp không ít các chủ vườn tại huyện Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An, giải được bài toán kinh tế nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích đất.
 
Như chủ vườn Hồ Văn Út, ấp 4, xã Phước Tây, Lê Văn Nhứt, xã Đức Tân cùng ở huyện Tân Trụ, nhờ phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển, công nghệ Ong Biển, đã giải cứu, phục hồi, 2 vườn Thanh Long cho 2 gia đình gần 7000 trụ không phải chặt bỏ, đỡ mất trắng hơn tỷ bạc, ngược lại còn thu nhập được trên hàng trăm triệu đồng.
           
Ông Nguyễn Văn Đục, bà con gọi Tư Mẫn, ấp 2, xã Hiệp Thành, Châu Thành. Với 800 trụ Thanh Long ruột đỏ, bón phân Ong Biển cây khỏe, nên 4 năm nay các vụ đèn đều bán từ 45 đến 47.000 đồng/ 1kg, chưa kể giá bán vụ Thanh Long đèn thu tới 65.000 đồng/kg.

Chỉ tính bình quân giá mấy năm nay xuất 45.000 đồng/ 1kg, thì 800 trụ, ông vẫn thu lãi ròng 144 triệu đồng/ 1 vụ, tăng thu nhập từ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển trên cùng một diện tích đất. Đấy là chưa kể còn dư ra được tiền thuốc BVTV và công phun xịt mỗi năm cũng tiết kiệm cho gia đình hơn 25 triệu đồng.
        
Trở về sau chuyến “hành trình xanh” chúng tôi mang theo rất nhiều những ánh mắt, nụ cười thân thiện của những nông dân miệt vườn của các tỉnh miền Tây. Họ rất giản dị, chân thành nhưng vẫn tỏa sáng về ý trí vượt khó, sáng tạo của nông dân trong thời kỳ đổi mới.
 
Chính họ đã vượt qua những rào cản, vòng xoáy của cơ chế thị trường để đồng hành cùng Ong Biển trả lại hệ sinh thái tự nhiên cho đất và trái ngọt cho đồng bằng sông Cửu Long.

 

Ong Biển, 12/2018

Back-top-top