Chi tiết Tin tứcOng Biển

CÓ OBI-ONG BIỂN TRÊN CÁNH ĐỒNG MỚI CÓ GẠO SẠCH!

     Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ cánh đồng, trang trại tới bàn ăn là con đường mà Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Đại Nam đang đi. Phương pháp canh tác và phân bón cho cây trồng là mắt xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm có ý nghĩa quyết định cho sự an toàn vệ sinh của thực phẩm trên bàn ăn cũng như bảo vệ môi trường. Để sản xuất gạo an toàn (gạo sạch), chúng tôi có phân OBI- Ong Biển với phương pháp canh tác “chỉ bón phân” chấm dứt mọi lo âu cho nhà nông.

Lúa sử dụng phân bón hữu cơ
Lúa sử dụng phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển

GẠO THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ GẠO SẠCH ?

     Gạo sạch hay còn gọi là gạo an toàn cho người sử dụng không nhiễm các hóa chất nông dược như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chât kích thích tăng trưởng, hóa chất chống ẩm… Một yếu tố khác đó là việc sản xuất lúa gạo phải đảm bảo đúng theo quy trình để không xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lâu dài.

     Gạo sạch được sản xuất trong một quy trình khép kín, từ khâu gieo trồng, thu hoạch, đóng gói,vận chuyển, đến tay người dùng. Tất cả các khâu đều được đảm bảo chất lượng vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định, được kiểm định và kiểm soát của các cơ quan chức năng.

gao su dụng phân bón ong biển
Gạo sạch mang thương hiệu OBI-Ong Biển

     Theo cách quan sát thông thường, gạo sạch (gạo an toàn) có đặc trưng: Gạo vẫn giữ được mùi vị đặc trưng, hương thơm tự nhiên, không chứa hương vị từ các chất phẩm màu. Đặc biệt là gạo không được có mùi hôi, gạo đã chuyển sang màu vàng.

     Đem gạo vo vào nước, nếu là gạo sạch thì nước sẽ đục, gạo sẽ trương và nở lên. Còn gạo bẩn hay gạo tẩm hóa chất thì nước vẫn sẽ trong còn gạo sẽ nổi lên mặt nước.

     Gạo an toàn luôn có một mùi thơm tự nhiên rất đặc trưng, nếu là gạo sạch thì bạn đem gạo cho vào chảo rang lên thì sẽ có mùi hương thơm dễ chịu, trong khi đó có tẩm hóa chất thì sẽ có mùi rất khét… Tuy nhiên, để phân biệt gạo an toàn bằng quan sát thông thường thì quả thật không hề dễ dàng.

     Gạo sạch được trồng theo một quy trình khép kín, trong khi đó gạo bẩn vì để tăng trưởng nhanh nên sẽ dùng nhiều hóa chất kích thích. Chính vì điều này chất lượng giữa hai loại gạo sẽ hoàn toàn khác biệt khi các bạn thử một tô cơm chin được nấu từ hai loại này.

     Kích thước mỗi hạt gạo cũng là một tiêu chí phân biệt đâu là gạo sạch, đâu là gạo bẩn. Gạo sạch có kích thước trung bình từ 6-7mm trong khi đó vì được tiêm hóa chất nên gạo bẩn có thể có kích thước đạt tới 10mm.

     Ngũ cốc không chỉ là thức ăn của con người mà nó còn là món ăn ưa thích của các loài côn trùng như mối và kiến. Để biết có là gạo sạch hay không các bạn để cơm được nấu từ loại gạo đó ra mặt bàn hay sàn nhà, nếu là gạo sạch tất nhiên lũ côn trùng sẽ không tha.

 

TẠI SAO LẠI CÓ GẠO “BẨN” ?

     Thành tựu của ngành trồng lúa ở Việt Nam đã được thế giới khen ngợi. Thế nhưng, việc canh tác của nhà nông phụ thuộc hoàn toàn vào hóa chất và phân bón hóa học để tăng năng suất.

     Lạm dụng phân hóa học đang gây ra tác động tiêu cực về môi trường cũng như chất lượng gạo. Và đây chính là một thách thức cho sản xuất lúa gạo của Việt Nam và là nguyên nhân làm cho gạo Việt Nam luôn bị định giá thấp cũng như người tiêu dùng đang phải sử dụng gạo không an toàn hay thường gọi là gạo “bẩn”.

 
OBI-ONG BIỂN: VẬT TƯ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ SẢN XUẤT GẠO SẠCH

     Khi nói đến sản xuất gạo, chất lượng của hạt hạt gạo là rất quan trọng và là tiêu chí để xác định gạo an toàn hay gạo “bẩn”. Tóm lại, mức độ các loại hóa chất tồn dư trong gạo và phương pháp canh tác được xác định gạo an toàn hay gạo “bẩn”.

     Theo các nhà khoa học về nông nghiệp và dinh dưỡng: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ an toàn của gạo chính là phân bón và phương pháp canh tác. Để tăng năng suất, người nông dân đang lạm dụng phân hóa học nên gây ra tác động tiêu cực về môi trường cũng như chất lượng gạo. Đặc biệt, người trồng lúa khi sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất kích thích tăng trưởng cho thực vật… đều có tồn dư các hóa chất này trong hạt gạo. Để sản xuất ra lúa gạo sạch, người nông dân đang thiếu một sản phẩm phân bón, phương pháp canh tác phù hợp để tăng cả chất và lượng.
 

Đồng lúa áp dụng biện pháp hữu cơ


     Phân bón OBI-Ong Biển là giải pháp cần thiết để sản xuất nông sản sạch? Rất đơn giản bởi khi bà con sử dụng phân bón OBI - Ong Biển và thực hiện đúng quy trình của Đại Nam thì kết quả thu được không chỉ tăng năng suất chất lượng mà còn bảo vệ được môi trường.


     Cụ thể, phân bón OBI-Ong Biển giúp nhà nông đơn giản hơn trong việc canh tác lúa gạo. Không có quá nhiều tiêu chuẩn, quy định, quy cách như VietGAP hay GlobalGAp, canh tác theo con đường của OBI-Ong Biển chỉ cần 2 bước đơn giản: Chỉ bón phân và tưới nước.

     Lão nông Trương Văn Thường (xã Bình Tân, Kiến Tường, Long An), nếu so sánh giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ thì giá phân hữu cơ có cao hơn. Tuy nhiên vì không phải xịt thuốc, nên nhà nông sẽ tiết kiệm được 7-10 triệu tiền thuốc BVTV. Theo ông Thường, làm nông như vậy thì quá khỏe bởi không phải xịt thuốc, môi trường thân thiện lại có gạo sạch dùng.

Đồng lúa sử dụng phân bón ong biển
Lão nông dân thăm ruộng lúa sử dụng phân bón hữu cơ Ong Biển

     Việc sản xuất gạo sạch của nhà nông giờ đây đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Chỉ cần bón phân và tưới nước, cách thức đơn giản mà hiệu quả. Phù hợp với mọi nhà nông. Đặc biệt OBI-Ong Biển đã giải quyết thành công bài toán phát triển mô hình lúa sạch trên diện rộng.
Back-top-top