Được sự cho phép của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan, từ ngày 06 đến 10/01/2016, Nhà máy Sản xuất phân bón Ong Biển thuộc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Đại Nam đã tổ chức chuỗi hội thảo “NĂNG SUẤT - CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ CÂY TRỒNG TỪ PHÂN BÓN OBI-ONG BIỂN” cho bà con nông dân ở tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Theo đó, ngoài đại diện lãnh đạo UBND cấp xã, Hội Nông dân còn có trên 15.000 lượt bà con nông dân tham dự hội thảo. Mục tiêu của chương trình này là nhằm khơi nguồn tư duy phát triển kinh tế cho bà con nông dân khu vực Tây Nguyên trong lĩnh vực canh tác nông sản sạch trên cây hồ tiêu, cà phê.
Tại các điểm Hội thảo, thay mặt Công ty TNHH SX-TM Đại Nam, Ông Trần Ngọc Nam (TGĐ) đã nâng tầm tư duy và tầm nhìn của bà con nông dân trong lĩnh vực canh tác cây trồng, đặc biệt là cây Hồ tiêu và cà phê: Đưa ra hướng giải quyết cho bà con những vấn đề mà người trồng cà phê, tiêu đang gặp phải về năng suất, chất lượng và sâu bệnh hại. Phân tích rõ về quá trình chăm sóc và sâu bệnh thường gặp ở cây tiêu, cà phê và trực tiếp giải đáp những thắc mắc của bà con trong quá trình canh tác bằng những dẫn chứng khoa học từ thực tiễn giúp bà con Nông dân dễ tiếp cận. |
|
Môi trường tạo ra sâu bệnh chứ không phải sâu bệnh tạo ra môi trường. Sử dụng phân bón OBI-Ong Biển đưa đất về môi trường thích hợp cho cây trồng phát triển, loại trừ được mầm mống sâu bệnh hại.
- TGĐ Trần Ngọc Nam - |
Để hạn chế sâu bệnh hại, điều bắt buộc là bà con nông dân phải đoạn tuyệt với phương pháp canh tác lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, sử dụng nhiều loại phân bón không phù hợp với điều kiện canh tác của bà con ở thời điểm hiện nay. Bà con nông dân cần quan tâm đến chất lượng nông sản và nền nông nghiệp của Israel là một ví dụ. Điều mà bà con cần học tập ở những nước có nền Nông nghiệp phát triển này là sử dụng phân bón phù hợp để sản xuất ra nông sản sạch, an toàn cho người sản xuất cũng như người sử dụng. Tóm lại, trước mắt bà con chỉ học tập ở các khâu năng suất và chất lượng nông sản của Israel, chưa thể áp dụng các kỹ thuật tưới nước, sử dụng phân bón đặc thù canh tác trong nhà kín .... vì điều kiện canh tác của Israel trên sa mạc hoàn toàn khác với điều kiện của bà con.
Đặc biệt, tại các điểm tổ chức hội thảo “NĂNG SUẤT - CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ CÂY TRỒNG TỪ PHÂN BÓN OBI-ONG BIỂN” , Ông Trần Ngọc Nam đã nêu ra những sai lầm của bà con nông dân trong phương pháp tính chi phí canh tác cây cà phê hiện nay. Theo cách tính chi phí của bà con với giá cà phê như hiện nay thì lợi nhuận là 41,5 triệu đồng/ha, nhưng nhà doanh nghiệp tính thì đang lỗ 28,5 triệu đồng/ha. Để đem lại lợi nhuận, chỉ có cách bón phân OBI- Ong Biển vì loại phân này sẽ giải quyết được vấn đề sâu bệnh, chất lượng; năng suất cao và ổn định (không xảy ra tình trạng năm được mùa, năm thất).
Ngoài ra, bà con nông dân còn được giới thiệu nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất phân bón hữu cơ OBI-OngBiển... nhằm giúp bà con nắm rõ hơn các yếu tố cấu thành phân bón hữu cơ trong đó có các tiêu chí như: Nguyên liệu tốt, men ủ tốt, cộng với máy móc hiện đại, nhân viên chuyên nghiệp đã cho ra thành phẩm phân bón OBI-Ong Biển đạt chất lượng kỹ thuật cao. Giới thiệu những hộ nông dân đã sử dụng phân bón OBI – Ong Biển trong nhiều năm ở khu vực Tây Nguyên để bà con tham quan, trao đổi kinh nghiệm.
Song song với chương trình khơi nguồn tư duy phát triển kinh tế cho bà con nông dân, Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại Đại Nam và Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển sẽ triển khai chương trình hỗ trợ bà con về kỹ thuật và tài chính. Với bà con đồng bào, các kỹ sư nông nghiệp cùng nhân viên kỹ thuật sẽ trực tiếp hướng dẫn cho bà con nông dân các kỹ thuật tỉa cành, bón phân, xiết nước ... cho cây cà phê, cây tiêu... Giúp bà con hình thành phương pháp sản xuất nông sản sạch, đáp ứng được tiêu chí an toàn cho người sử dụng ở những thị trường sức mua lớn và giá bán cao như Mỹ, EU, Nhật Bản... Đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển khi tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương).
Sau đây là một số hình ảnh trong chương trình Khơi nguồn tư duy phát triển kinh tế cho bà con nông dân Tây Nguyên: