Câu hỏi thường gặp

Sử dụng phân chuồng trong canh tác cây tiêu: Lợi bất cập hại!

Ở nhiều vùng sản xuất hồ tiêu, bà con nông dân thường dùng phân bò, phân dê bón trực tiếp cho cây tiêu mà không qua quá trình xử lý. Một số bà con đào một hố nhỏ bên cạnh gốc tiêu và cho phân chường thô vào để tiết kiệm thời gian ủ phân và để cho cây tiêu “ăn từ từ”. Đây chính là những nguyên nhân làm cho vườn tiêu nhiễm bệnh, môi trường bị ô nhiễm…
Những hiểm họa tiềm ẩn

Phân chuồng bao gồm các chất thải của các loài gia súc gia cầm (trâu, bò, dê, heo, gà..). Đây là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân hữu cơ và cung cấp chất dinh dưỡng, chất mùn giúp đất trồng tơi xốp, màu mỡ hơn.

Tuy nhiên, việc nhiều nông dân bón trực tiếp phân chuồng cho cây trồng mà chưa qua xử lý sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, làm giảm chất lượng nông sản.

Mặt khác, bón trực tiếp phân chuồng cho cây trồng là việc làm sai vì vi khuẩn tả, thương hàn, trứng giun sán… vẫn có khả năng lây nhiễm và phát tán ra môi trường. Vì vậy, sử dụng phân chuồng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tác động trực tiếp đến sức khỏe của người bón phân cũng như cộng đồng dân cư xung quanh.

 

Chất lượng phân phụ thuộc vào thức ăn của vật nuôi và cách xử lý của bà con nông dân. Khi ủ phân không đúng kĩ thuật, phân chuồng sẽ mất hết dinh dưỡng và trở thành chất độn. Lúc này, muốn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng cần phải bổ sung phân bón khác.

Đa số bà con nông dân chọn các loại phân đơn, phân tổng hợp NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây vì hiệu quả nhanh chóng. Nhưng bón phân hóa học lâu năm sẽ gây hiện tượng suy thoái đất trồng và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp bền vững.

Trong phân của gia súc, gia cầm có chứa nhiều hạt cỏ dại, kén nhộng côn trùng, bào tử ngủ nghỉ của nấm bệnh, vi khuẩn, virus nguy hiểm. Khi ủ phân không đảm bảo thời gian và đúng cách, phân chuồng sẽ là môi trường thuận lợi cho việc lây lan và gây bệnh ở cây trồng. Ngoài ra còn một số bệnh có thể lây lan cho người như giun sán, vi khuẩn tả, thương hàn…

Phân chuồng thô có nhiều chất hữu cơ là môi trường lý tưởng để dẫn dụ bọ hung đến đẻ trứng, trứng bọ hung gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm sẽ nở và cắn phá gây hại cho bộ rễ tiêu. Bên cạnh đó, phân chuồng chưa qua xử lý mang nhiều vi sinh vật gây hại sẽ lây lan trong đất làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu nói chung và những cây trồng khác.

OBI- Ong Biển nguồn “sữa mẹ” cho cây trồng

 
 
 
Tất cả các nguyên liệu xử lý thủy  phân và lên men hiện đại bậc nhất, sử dụng “tập đoàn siêu vi sinh” được chọn lọc, nghiên cứu bởi những chuyên gia  hàng đầu thế giới, “tập đoàn siêu vi sinh” tham gia sản xuất OBI – Ong Biển bao gồm từ 80 – 120 loại vi sinh vật có ích chủ yếu thuộc 5 nhóm:

Vi khuẩn quang hợp: có tác động thúc đẩy các vi sinh vật khác nhau sản xuất các chất dinh dưỡng cho cây trồng, sử dụng CO2, ánh sáng mặt trời đồng hóa nên chất hữu cơ.

Vi khuẩn lactic: có tác dụng khử trùng mạnh, tiêu diệt các vi sinh vật có hại, giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ.

Nấm men: tham gia chuỗi chuyển hóa vật chất, sinh ra chất kháng sinh và kích thích sinh trưởng.

Xạ khuẩn: có tác dụng phòng chống các vi sinh vật có hại.

Nấm sợi: sản sinh ra men tham gia vào chuỗi chuyển hóa vật chất.

Và các vi sinh vật đặc chủng khác

Việc ứng dụng thành công “ tập đoàn siêu vi sinh” giúp hữu cơ phân giải nhanh hơn, mạnh hơn, triệt để hơn, đảm bảo tiêu diệt triệt để vi sinh có hại và hạt cỏ dại.

Để tăng khả năng tự cung cấp dinh dưỡng, tự kháng bệnh, hạn chế dùng phân và thuốc hóa học cho cây trồng OBI – Ong Biển còn được chủng một lượng lớn các nấm đối kháng, vi khuẩn cố định đạm, phân giải lân, phân giải cenllulose, OBI – Ong Biển có thể coi như “một kho chứa vi sinh vật có ích” cho đất.
Back-top-top