Ở nước ta, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Đất nước hội nhập, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được nông nghệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rủi ro khiến bà con nhà nông phải lo sợ.
Nhà nông sợ gì?
Ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết chính vì thế thiên tai, biến đổi khí hậu có lẽ là nỗi lo sợ đầu tiên của bà con nhà nông trong canh tác nông nghiệp.
Trong báo cáo tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về "Biến đổi khí hậu" (COP 23) diễn ra tại Bonn (Đức) tháng 11/2017 đã chỉ ra 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu trong năm 2016 do tổ chức phi lợi nhuận German Watch tiến hành. Đáng chú ý là Việt Nam đứng thứ năm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu.
Trung bình mỗi năm nước ta phải hứng chịu từ 4 – 6 cơn bão, còn khí hậu ngày càng biến đổi một cách tiêu cực gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, hạn hán, lũ lụt,…đã ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp bởi vì đây là ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết, khí hậu. Điều này đã khiến cho việc sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn và gặp nhiều rủi ro.
Những tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp ngày càng rõ và nghiêm trọng, chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến những người làm nông nghiệp đặc biệt là bà con nhà nông:
Diện tích gieo trồng bị thu hẹp, đất đồng bằng bị nhiễm mặn; Năng suất cây trồng dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực; Nhu cầu nước tăng cao dẫn đến thiếu hụt nước cho cây trồng; Thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến hạn hán, lũ lụt và làm tăng nguy cơ xuất hiện các loài dịch bệnh; Hiện tượng thời tiết diễn biến cực đoan có xu hướng ngày càng gia tăng, gây bất lợi rất lớn đến sản xuất…
Ngoài ra biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, có nhiều loại thiên địch đã biến mất trong khi các loài gây hại có khả năng chống chịu cao hơn và rồi phát triển dần thành dịch hại, v.v…
Có lẽ đây là những nỗi ám ảnh đối với bà con nông dân, một điệp khúc khi trúng mùa thì giá lại rớt xuống thấp, trong khi mất mùa thì giá cả lại tăng vọt, thị trường biến động khiến người nông dân không khỏi băn khoăn và lo lắng.
Khi cung cao hơn cầu thì chắc chắn sẽ dư thừa sản phẩm trên thị trường, người mua có nhiều sự lựa chọn nên dẫn đến việc cạnh tranh, nông dân bị thương lái ép giá buộc phải bán nông sản với giá thấp, chịu lỗ để nông sản không bị tồn đọng.
Ngược lại, vào những lúc do điều kiện không thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp thì sản phẩm trên thị trường ít và khan hiếm, trong khi cầu lại cao hơn cung như thế giá nông sản sẽ được đẩy lên cao, nhưng nhà nông cũng không có lời vì không có sản phẩm để cung cấp cho thị trường.
Một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường nông sản ở nước ta lao đao, rơi vào điệp khúc được mùa mất giá chính là do các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp và việc qui hoạch các vùng chuyên canh sản xuất nông sản còn chậm và còn nhiều hạn chế.
Bà con nhà nông canh tác theo phong trào, sản xuất theo lối tự phát, manh mún, nhỏ lẻ. Trong khi đó các doanh nghiệp lại không dám đầu tư vào nông nghiệp, không dám liên kết vì họ ngại rủi ro. Điều này khiến bà con nhà nông gặp nhiều bất lợi, thương lái chèn ép giá, dẫn đến giá nông sản không được bình ổn.
Có một thực tế năm nào cũng diễn ra đó là khi nông sản được giá, theo phong trào bà con nhà nông sẽ tự mở rộng diện tích canh tác của loại nông sản đó, ngược lại nếu nông sản đó mất giá thì bà nhiều chủ vườn sẽ chặt bỏ phá hủy loại cây trồng đó. Từ đó khiến thị trường nông sản năm tiếp theo rất khó dự đoán khiến bà con nhà nông gặp nhiều khó khăn hơn.
Bà con nhà nông sẽ ngày càng khó khăn khi mà thị trường tiêu thụ ngày càng khắt khe đòi hỏi cao về chất lượng nông sản. Các sản phẩm nông sản không đáp ứng được chất lượng thì sẽ bị đào thải khiến nhà vườn nhà vườn bị ép giá, thua lỗ.
Khi người tiêu dùng ý thức được tác hại của các thực phẩm bẩn hay thực phẩm không an toàn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thì họ ngày càng kén chọn và luôn ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.
Tuy nhiên số lượng nông sản sạch ở nước ta chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bởi hiện tại nền nông nghiệp nước ta chủ yếu vẫn đang sử dụng lối canh tác truyền thống lạm dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ trong canh tác dẫn đến chất lượng nông sản thấp.
Giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề chất lượng nông sản chính là bà con nhà nông cần phải chuyển đổi phương thức canh tác từ lối canh tác truyền thống sang lối canh tác hữu cơ, canh tác sạch.
Khi chuyển sang hướng canh tác hữu cơ thì cần thời gian, khiến cho bà con e ngại và lo sợ rủi ro không thành công. Việc này đòi hỏi người trồng phải quyết tâm, và phải có sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, và nhà khoa học từ đó giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Nguyên nhân chủ yếu khiến nhà vườn không tìm ra được đầu ra cho nông sản chính là kênh thu mua nông sản chủ yếu ở nước ta chính là thông qua các thương lái, thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu chính là Trung Quốc thông qua các đường tiểu ngạch. Các mặt hàng nông sản bị phụ thuộc vào thương lái và Trung Quốc khiến đầu ra gặp nhiều khó khăn.
Chẳng hạn như mặt hàng thanh long ở Bình Thuận, dó phải phụ thuộc kênh thu mua và thị trường tiêu thụ nên mặt hàng này luôn trong tình trạng bấp bênh, lao đao. Nếu nhu cầu của thị trường Trung Quốc lớn, thu mua nhiều thì sản phẩm của bà con bán được giá, tìm đầu ra dễ dàng. Ngược lại, chỉ cần thị trường này trục trặc thì mặt hàng thanh long Bình Thuận không thể tiêu thụ, nên bị tồn đọng, gây thiệt hại cho nhà vườn.
Một nguyên nhân khác chính là do lối canh tác đại trà, tự phát, theo phong trào, chất lượng nông sản không đảm bảo tiêu chuẩn, không có nhiều lựa chọn về thị trường tiêu thụ….
Các mặt hàng nông sản ở nước ta chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, Trung Quốc bà con nhà nông lại sản xuất ồ ạt các mặt hàng nông sản nhưng thị trường tiêu thụ không có, cung vượt quá cầu, trong khi nông sản Việt lại không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu đã khiến nông sản bị tồn đọng không có thị trường tiêu thụ, khiến nhà vườn thua lỗ nặng.
Các sản phẩm nông sản được nhà vườn canh tác sạch, canh tác hữu cơ cũng khó khăn trong việc tìm đầu bởi vì diện tích canh tác hữu cơ còn manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình là chủ yếu.
Lại không được chứng nhận, kiểm chứng về chất lượng của nông sản do bà con không có điều kiện để đăng ký chứng nhận, các thủ tục rườm rà nên các sản phẩm nông sản này thường bị cào bằng, thu mua ngang với giá của nông sản bẩn. Đây cũng là một trong những lý do khiến các bà con không mặn mà với hướng canh tác hữu cơ.
Để giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản trước hết cần phải kết nối bà con nhà nông lại với nhau tạo thành các hợp tác xã, vùng canh tác… không tự ý mở rộng diện tích canh tác. Khi muốn mở rộng diện tích canh tác cần phải nghiên cứu kỹ về thị trường tiêu thụ, đầu ra của nông sản.
Nâng cao chất lượng nông sản từ đó sẽ mở ra nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm, các mặt hàng nông sản có thể xâm nhập vào nhiều thị trường, từ đó phá vỡ thế “độc tôn” của thị trường Trung Quốc, nhà vườn tìm đầu ra cho nông sản sẽ dễ dàng hơn.
Phân bón hữu cơ OBI- Ong Biển – Giải pháp mới của bà con nhà nông
Canh tác theo hướng hữu cơ bền vững chính là lựa chọn tốt nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam, an toàn cho người canh tác nông nghiệp, nâng cao được chất lượng giá trị của nông sản, thân thiện với môi trường, góp phần giảm đi những biến đổi tiêu cực của khí hậu, thời tiết.
Nhận thấy được nỗi lo của bà con và nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển đã sản xuất thành công những dòng phân bón hữu cơ vi sinh cùng đồng hành với bà con nhà nông trong việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Khi ứng dụng công nghệ Ong Biển trong canh tác cây trồng, bà con chỉ cần bón phân và tưới nước bỏ qua những tiêu chí khắt khe như các quy trình canh tác sạch khác dễ dàng thực hiện, phù hợp với mọi người.
Ngoài ra bà con nhà nông sẽ được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật canh tác miễn phí, cây trồng khỏe mạnh và cho năng suất cao ổn định, không xảy ra hiện tượng năm được mùa, năm mất mùa.
Những sản phẩm nông sản áp dụng phương thức canh tác của Ong Biển khi kiểm tra chất lượng nếu đạt chất lượng sẽ được Nhà máy thu mua, bao tiêu sản phẩm, nhà vườn không còn phải lo về đầu ra của nông sản.
Đoạn tuyệt thuốc BVTV, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp từ đó tăng chất lượng của nông sản, an toàn cho người tiêu dùng nâng cao giá trị của nông sản, giảm chi phí đầu tư từ đó giúp nhà nông làm giàu, phát triển kinh tế.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngành nông nghiệp đang không ngừng thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội chính là những rủi ro, để có thể phát triển một cách bền vững chỉ có thể là canh tác theo hướng hữu cơ.
Phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển sẽ luôn đồng hành cùng bà con nhà nông giải quyết những nỗi lo của bà con, cùng bà con sản xuất những nông sản an toàn và tốt nhất, không chỉ cho người tiêu dùng trong nước mà trên cả thị trường quốc tế.
Mọi thắc mắc, bà con vui lòng liên hệ Hotline: 0254 3948 455.
Hoặc các nhân viên kỹ thuật tại từng địa phương