Câu hỏi thường gặp

Làm sao để canh tác nông nghiệp hữu cơ?

Trước tình trạng sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn do dịch bệnh, tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, đất canh tác thoái hóa… thì canh tác hữu cơ là giải pháp cho nền nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 4.0. Vậy, Làm sao để canh tác nông nghiệp hữu cơ?


Những con số đáng sợ.

Nước ta có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, khi so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới thì nền nông nghiệp nước ta còn kém phát triển, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy hết tiềm năng và nguồn lực vốn có.

Trong thời điểm hiện tại, nông nghiệp nước ta vẫn đang trong vòng luẩn quẩn của việc sử dụng thuốc BVTV và nông sản kém chất lượng. Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong Hội nghị phát triển phân bón hữu cơ diễn ra vào tháng 3/2018 thì bình quân mỗi năm nước ta tiêu thụ hơn 11 triệu tấn phân bón, nhưng trong số đó 90% là phân bón vô cơ.

 

phân bón hóa họcPhân bón được sử dụng chủ yếu tại nước ta chính là phân bón hóa học 


Cuối năm 2017, chương trình khảo sát về Nông nghiệp Việt Nam của một trường Đại học nước ngoài đã đưa ra những con số rất đáng sợ. Trong năm 2016, có 14.174 chủng loại phân bón được phép lưu hành trên cả nước. Đến năm 2017, con số này lên tới 20.000 chủng loại.

Điều đặc biệt hơn, trong số 20.000 chủng loại đó thì phân bón vô cơ chiếm tới 95%. Chưa kể trên cả nước có tới hơn 4.800 mặt hàng và hơn 1.700 hoạt chất, thuốc BVTV sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Cũng trong năm 2017 cả nước ta đã nhập khẩu hơn 646.016 tấn thuốc BVTV tăng hơn 35% so với năm 2016.

Phải chăng chính chúng ta đang tự làm hẹp cánh cửa đến với sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững?

Người làm nông nghiệp biết và hiểu rõ tác hại của việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ tới sức khỏe con người, môi trường canh tác (đất, nước, không khí), chất lượng nông sản thấp… nhưng họ vẫn tiếp tục sử dụng và lạm dụng những hóa chất độc hại đó. Và hậu quả là điệp khúc thương lái ép giá, nông sản xuất khẩu bị trả về, thị trường tiêu thụ hạn hẹp do nông sản không đảm bảo chất lượng.

Từ rất lâu, nhà nước đã có rất nhiều chính sách, đề án nhằm khuyến khích nhà nông thực hiện canh tác hữu cơ. Trong Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ vào tháng 12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Tất cả thể chế, chính sách, đặc biệt nghị định, thông tư trong phạm vi của Chính phủ, chúng tôi sẽ tiếp thu để làm nhanh hơn, tạo điều kiện cho nông nghiệp hữu cơ phát triển”.

Thực tế cả nước, ở một vài địa phương đã có một số mô hình đầu tư theo hướng canh tác hữu cơ. Nhưng số lượng còn ít, các mô hình canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ, chi phí đầu tư cao, chính vì thế canh tác hữu cơ chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, chưa thực sự phổ biến.

Thay đổi tư duy trong canh tác nông nghiệp

Không phải là doanh nghiệp dầu tiên thực hiện việc canh tác nông nghiệp hữu cơ. Nhưng Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển là đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ Ong Biển trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hiện thực việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên diện rộng.

 

nhân viên ong biểnNhân viên Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển hỗ trợ nhà nông về kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón hữu cơ cho cây tiêu


Hơn 7 năm qua, công nghệ Ong Biển đã có mặt trên khắp mọi miền của cả nước:  Bắc Bộ, Nghệ An, Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long….và đã cùng bà con nhà nông thực hiện việc canh tác hữu cơ bằng việc ứng dụng công nghệ Ong Biển trong canh tác chỉ cần cón phân và tưới nước, đoạn tuyệt thuốc BVTV, phân bón vô cơ.

Rất đơn giản, phù hợp với mọi người, không phải tốn chi phí đầu tư nhà kính, nhà lưới, nhưng tăng được năng suất, chất lượng từ đó tăng giá trị của nông sản.

 Đặc biệt hơn công nghệ Ong Biển còn trả lại sự hài hòa của môi trường canh tác. Đất canh tác được cải tạo tốt hơn bằng các phân giải các độc tố có hại trong đất  tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, không ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.

Trong năm 2017, trước tình hình hồ tiêu rớt giá trầm trọng, người trồng tiêu lao đao thì anh Nguyễn Thanh Tâm ( Đắk R’Lấp, Đắk Nông) vẫn vô cùng phấn khởi vì vườn hồ tiêu của gia đình anh được thương lái thu mua với giá 150.000 nghìn đồng/kg. “ Trước kia khi chưa biết tới công nghệ Ong Biển thì mình vẫn sử dụng phân vô cơ và thuốc BVTV, nên hồ tiêu bán giá không được cao. Trong 3 năm nay mình biết và ứng dụng công nghệ Ong Biển thì vườn vườn hồ têu bây giờ đã hoàn toàn đoạn tuyệt thuốc BVTV, phân bón cô cơ. Trong mùa tiêu vừa rồi thì thương lái có đưa sản phẩm của gia đình đi kiểm tra. Thì các mẫu hồ tiêu đều đạt chuẩn xuất khẩu đi châu Âu.  Lúc đầu họ mua 102.000 đồng/ 1 kg, nhưng vì têu “sạch” nên họ tăng giá lên 150.000 đồng/kg. Gia đình được nhận thêm hơn 300 triệu, vô cùng phấn khởi” -  anh Tâm chia sẻ.

Không chỉ có sản phẩm hồ tiêu mà các sản phẩm nông sản khác: cà phê, lúa gạo… khi ứng dụng công nghệ Ong Biển để canh tác đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Australia… Sản phẩm cà phê khi ứng dụng công nghệ Ong Biển để canh tác đã được SGS kiểm chứng vượt qua 311 chí tiêu để có thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Còn những ruộng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, Quảng Trị, Thái Bình… người dân không còn sử dụng thuốc BVTV  sản xuất như trước đây mà chỉ cần bón phân hữu cơ OBI – Ong Biển cây lúa phát triển hoàn toàn tự nhiên, cho năng suất, chất lượng cao. Trên ruộng lúa cá, tôm cua xuất hiện trở lại, gạo Ong Biển có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loại gạo khác và đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản….

Việc canh tác hữu cơ đối với những người làm nông nghiệp chưa bao giờ lại đơn giản như thế khi ứng dụng công nghệ Ong Biển để canh tác, với 2 bước đơn giản: Bón phân và Tưới nước, nhà nông chấm dứt mọi lo âu.
 

Back-top-top